Thường thì vào một lúc nào đó, sẽ phải đến thời điểm người mắc rối loạn tâm thần nhận ra là họ cần trợ giúp. Các triệu chứng nọ kia quấy rầy bản thân hoặc những kẻ khác đủ khiến họ phải cân nhắc việc đi trị liệu.
Hơn bất kỳ lý do nào khác, cảm thấy bị sỉ nhục, hoặc nỗi sợ các hậu quả khi bị gán nhãn ‘bệnh tâm thần’ tiếp tục ngăn chặn một người– nhận ra anh/ chị ta cần trợ giúp– không với tay ra để nắm lấy sự nâng đỡ.
Bởi tính uy lực kèm sức lan tỏa rộng khắp, trạng thái cảm thấy nhục nhã vì mắc bệnh tâm thần quá ghê gớm đến độ khó chấp nhận bản thân mình mắc bệnh tâm thần rồi ít nhiều chuyện trò điều đó với những người khác.
Một nửa số đối tượng mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng đã không hề từ chối thực tế bệnh họ đang có, song bởi vì dính dấp mặc cảm và phân biệt đối xử (discrimination) nên một số chẳng dấn bước nhờ trợ giúp, bởi nhiều lý do liên quan tới trạng thái cảm thấy bị sỉ nhục của họ:
- Sợ đánh mất lòng tự trọng (self-esteem);
- Không muốn bất kỳ ai phát hiện mình đang dùng thuốc tâm thần
- Nghĩ rằng họ sẽ chóng khỏe ngay thôi nếu giấu nhẹm bệnh tâm thần không cho ai biết cả;
- Tin rằng các bác sĩ sẽ coi thường, khinh bỉ họ;
- Sợ bị từ bỏ và loại trừ ra khỏi cộng đồng;
- Sợ mất tình thương hoặc sự kính trọng của gia đình, những người thân yêu khác;
- Nếu đang đi làm thì e ngại người chủ phát hiện ra mà đuổi việc;
- Sợ họ sẽ bị tuyên bố là không đủ năng lực;
- Sợ con cái không chăm nom, quan tâm; hoặc
- Sợ ai đó họ quen biết có thể bắt gặp họ tại phòng khám tâm thần.
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, can thiệp sớm và điều trị chất lượng tất sẽ hạn chế các chi phí, hao tổn và cải thiện khả năng phục hồi bệnh tâm thần.
Dây dưa, chậm trễ điều trị để lại hậu quả tai hại nhãn tiền, bao gồm: tăng lên thêm sự kháng cự điều trị, làm tồi tệ hơn các triệu chứng nghiêm trọng, khả năng nhập viện rất cao và kéo dài sự thuyên giảm các triệu chứng.
Vì vậy, điều quan trọng là người mắc bệnh tâm thần kháng cự lại sự điều trị cần được giáo dục về giá trị trị liệu, cho dẫu cảm thấy mình bị sỉ nhục. Những người khác có thể hỗ trợ để làm điều đó: thật vô giá nếu đối tượng được bạn bè, thành viên trong gia đình ủng hộ, khuyến khích do biết rõ các triệu chứng cá nhân đối tượng đang mắc phải, cũng như nhận thấy sự miễn cưỡng trong việc kiếm tìm trị liệu của đối tượng.
Người mắc rối loạn tâm thần cần đảm bảo thực hiện bước đầu tiên là được giới chuyên môn chẩn đoán chính xác. Bạn bè hay người nhà có thể đi cùng, và những người này nên chuẩn bị thái độ hợp tác bằng việc viết xuống những thắc mắc, vấn đề cần biết…
Người bệnh có thể được tư vấn rằng sẽ là sự lựa chọn kém cỏi nếu họ bỏ qua một nguyên nhân mắc tâm thần có thể điều trị được hoặc thuốc men có thể làm khuây khỏa, nhẹ bớt các triệu chứng đang gặp phải. Họ nên được tái khẳng địn rằng luôn luôn có những cách thức để giải quyết với những gì người khác suy nghĩ, nói năng về họ.
Bạn bè hoặc người thân trong nhà có thể khuyên nhủ thêm rằng nếu mắc rối loạn, người bệnh tâm thần có thể đề nghị được điều trị tuần tự, từng bước, qua các giai đoạn. Sau khâu chẩn đoán, anh/ chị ta sẽ quyết định tiếp theo nên làm gì, v.v…
Với hỗ trợ đắc lực từ những người quan tâm xung quanh, đối tượng mắc bệnh tâm thần dễ dàng tìm kiếm trị liệu hơn rất nhiều.
Nhà tâm lý học Xavier Amador khuyến cáo bạn bè và gia đình nên “làm cho bệnh tâm thần bộc lộ ra ngoài (externalize) bằng sự Lắng nghe, Thấu cảm, Hòa thuận và tìm kiếm sự Hợp tác”; cách tiếp cận LEAP như thế là phương thức kết nối giúp thoát dần khỏi cuộc đấu tranh, cốt tìm một căn cứ cho phép một người bệnh tâm thần phát hiện các lý do riêng để thoải mái vâng phục lời người khác.
Nếu đối tượng không sẵn lòng lắng nghe, người ta sẽ gợi ý một sự can thiệp không mang tính đối đầu và đánh giá, kèm theo việc nhấn mạnh sự kiện là bạn bè, người thân trong nhà nhắn nhủ anh/ chị ta sẽ vẫn được tôn trọng và yêu thương, bất chấp việc mắc rối loạn tâm thần.
Bất kể rốt cục vì lý do gì đã khiến đối tượng mắc bệnh tâm thần đồng ý đi trị liệu thì anh/ chị ta nên được chào đón bởi tinh thần anh hùng, quả cảm trong nỗ lực chấp nhận này.
Cũng nên chỉ cho đối tượng thấy những lợi ích cải thiện không chỉ cho chính bản thân họ mà còn cho chính những người thân yêu bên cạnh nữa.
Cùng với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, các cơ quan hữu trách và giới chuyên môn, một khi người mắc bệnh nhận thấy được hiệu quả điều trị thì việc giải quyết vấn nạn của trạng thái bị sỉ nhục chỉ còn tùy thuộc thời gian.