Nghĩ khi lòng vòng chạy bộ đầu năm

Năm 2012, tôi chuyển hướng chạy bộ lên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua Bệnh viện St. Paul, Nhà khách Chính phủ và Bộ Ngoại giao; trời rét, làm một vòng chu vi rồi lại chịu khó đi bộ quanh mấy lượt nữa cũng chỉ vì cố đợi để thử xem lễ thượng kỳ diễn ra như thế nào.

Trong việc chạy, tuổi tác là chuyện nhỏ. Theo đó, đối lập với những gì tưởng chừng quá rõ ràng, kỳ thực năng lực điền kinh không nhất thiết giảm sút cùng với năm tháng. Với việc chạy, có phụ tùng, dụng cụ phù hợp quan trọng không kém so với chuyện sống đời lành mạnh. “Khẳng định rằng, dụng cụ quan trọng nhất để mình chạy bền bỉ là đôi giầy thích hợp.

Vẫn biết, lịch sử không phải là cái gì có sẵn để truyền thụ sang trực tiếp hết sức đơn giản mà đòi hỏi ta phải chủ động suy tư, nhìn thấy và nắm lấy, song khi nghe tiếng nhạc xập xình, chát chúa từ chỗ những người phụ nữ đang hết sức uốn éo thân hình trong khu vực Lăng thì tôi vẫn không khỏi nghĩ bâng quơ như cái không khí sương giăng che mờ mọi thứ đang hiện hữu trước mặt tôi kia. Bởi tương lai, phụ thuộc cái quyết định chúng ta đang thực hiện luôn đi kèm theo những khả thể đầy thách thức…

Rõ ràng, công nghệ đang ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong đời sống nhân loại, cho dù sáng sớm nay vẫn còn nhiều người già cầm tay cái radio thời nảo thời nao để tranh thủ nghe tin tức…  Vài nguy cơ xấu chắc chắn cùng tồn tại với xu hướng chuyển đổi hệ hình sang các chiều kích tự do, đa dạng hơn.

Trên đường khép vòng trở về nhà phải băng qua sân vận động Hàng Đẫy; rồi khi tới ngõ Hàng Bột, bất ngờ thấy người ta chào bán cành đào chơi Tết, đầy đặn và tươi hồng. Đây là con ngõ hiếm hoi cùng với Hàng Cháo song song tách ra khỏi cụm các “Hàng” phố cổ; hai con ngõ này vốn gắn bó sát sườn, thiết thân với kẻ sĩ học trò Văn Miếu- Quốc Tử Giám một thời vang bóng.

Song liền đấy, ngoặt ra đường lớn lại bắt gặp ngay nhà hàng bán lẩu băng chuyền xơi lập tức (Kichi- Kichi hotpot rotary express).

Đời sống tự thân có những bước đi đòi hỏi mình phải tái thiết kế và tưởng tượng lại về sự thịnh vượng.

Thế giới cơ chừng không còn được hưởng lợi, phụ cấp từ sự tiến bộ nữa; giấc mơ đã chết chắc thật với vụ đổ vỡ tài chính năm 2007.

Nội những đổi thay ở tầm vi mô của nền kinh tế là có thể tác động, ảnh hưởng tới sự thay đổi toàn cầu rồi. Chuyên gia tin rằng, chúng mình phải đương đầu nghiêm túc về “tiềm năng con người riêng có, và cách thức hết sức thẳm sâu cũng như đầy quyền năng vượt qua đoạn đời mình do đang sắp hoàn mãn nó.”

Tác giả Haque đưa ra 3 lời khuyên trợ giúp việc thấu thị, hướng đạo cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.

Thứ nhất,  vun xới, bồi dựng bản thân mình thật tốt. Mục tiêu của giáo dục không nên chỉ chăm chắm mỗi kiếm việc nhiều tiền, lương cao kiểu tân Fordist mà thay vào đó, tạo ra những cá nhân (là mình đây) với “một hồi quang luân lý, một căn cốt đạo đức, một sự nhạy cảm của công dân toàn cầu, và một quan điểm đáng giá nảy sinh từ cảm hứng mang tính lịch sử (historicism).”

Thứ hai, làm nên điều gì đó nguy cấp, lợi hại.

Thứ ba, tha thứ (và thất bại).

Như nhà thơ lớn Antonio Machado từng viết í “người đi bộ, không có con đường; con đường hình thành từ việc đi bộ“.

Khi tôi gõ vội những dòng này trong quán internet công cộng ám đầy mùi khói thuốc lá, tiếng í ới của các cô gái bình phẩm về cuộc chat nào đó trên mạng cùng vô vàn âm thanh chát chúa, tục tĩu của lũ trai hứng chí chơi game, trời vẫn đang tiếp tục rét đậm.

0 thoughts on “Nghĩ khi lòng vòng chạy bộ đầu năm”

  1. Murakami trong cuon sach ” What I talk about when I talk about running” da trich dan:
    … Pain is inevitable. Suffering is optional. Say you are running and start to think, Man this hurts I can’t take it anymore. The hurt part is an unavoidable reality, but whether or not you can stay any more is up to the runner himself.

    Viec chay la hoan toan the luc nhung no lai co ve nhu ren luyen tinh than, xap xep suy nghi, thay doi cai nhin ve the gioi ben ngoai. Tom lai, chay lam cho cuoc song co chat luong hon.

    Thoi tiet lanh se lam cho viec chay do nong nuc, am uot va vat va.

    Chay bo la mot hoat dong don le, tinh don le duong nhu mang lai nhieu thu vi, toi van khong the ngan duoc cai y nghi: mot ngay nao do, tinh co gap nguoi chay bo thanh thoi ngam troi dat, toi se khong ngan duoc nu cuoi, roi tiep tuc chay.. de cho qua khu ngu yen.

    1. Murakami trong cuốn sách “Những gì tôi muốn nói khi nói về chạy bộ” đã trích dẫn:

      … Đau nhức là hiển nhiên. Nỗi khổ ải lại là sự lựa chọn. Giả sử như mình đang chạy bộ và khởi đi lộ trình suy tư, những thương tổn rất Người này e khiến ta không thể chịu đựng thêm được. Phần đau thương là thực tế khó mà lẩn tránh, song gì gì chăng nữa, duy trì tiếp tục hay thôi phụ thuộc chủ yếu ở bản thân người chạy.

      Việc chạy là hoàn toàn thể lực nhưng nó lại có vẻ như rèn luyện tinh thần, sắp xếp suy nghĩ, thay đổi cái nhìn về thế giới bên ngoài. Tóm lại, chạy làm cho cuộc sống có chất lượng hơn.

      Thời tiết lạnh sẽ làm cho việc chạy đó nóng nực, ẩm ướt và vất vả.

      Chạy bộ là một hoạt động đơn lẻ, tính đơn lẻ dường như mang lại nhiều thú vị, tôi vẫn không thể ngăn được cái ý nghĩ: một ngày nào đó, tình cờ gặp người chạy bộ thảnh thơi ngắm trời đất, tôi sẽ không ngăn được nụ cười, rồi tiếp tục chạy… để cho qua khu ngủ yên.

      ——————————————-

      Hy vọng tôi chép lại đúng ý chị Tn.

      Quả là trải nghiệm chạy bộ đích thị ít nhiều đáng để theo đuổi; nó hay không phải vì gây ngạc nhiên mà do sự thú vị tự nhiên của một cái gì rất đỗi bình thường, đòi hỏi quá ít đầu tư về mặt vật chất, càng không buộc phải tìm kiếm một sự thỏa thuận dính dáng cặp đôi thân thiết.

      Hình như chạy bộ tặng ta sự tự do liên kết, khởi đi từ nhu cầu nâng đỡ và ôm ấp giá trị nội tại trong tư thế nhắc nhở mình tỉnh thức, đừng vội dừng nghỉ hay sa chìm nhanh chóng vào những nỗi đau cứ chực thôi thúc buông bỏ nhẹ nhàng.

      Nói thêm. Thực tế, cả về khía cạnh địa lý lẫn xã hội thì người ở nơi dành cho sự yên nghỉ thường hiếm hoi được hoàn toàn nghỉ yên.

Leave a Reply to N.T Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top