Xin từ tốn, cân nhắc mình cẩn thận với sự tự tin

Người ta vốn muốn cảm thấy họ tốt đẹp, ổn thỏa với bản thân.

Từ hồi nó mới bé tí, người ta đã bảo đứa trẻ nên dựa vào mình và phải tự tin. Lớn lên, nó được cho thấy với sự tán tụng– đôi khi quá mức– trong nỗ lực để củng cố lòng coi trọng bản thân (self-esteem) và sự tự tin (self-confidence). Kết quả, trẻ phản hồi tích cực với bản thân và đánh giá mình đã làm tốt một công việc lớn lao.

Tuy thế, lắm điều thể hiện sự tự lượng giá phi thực tế như vậy không hề góp phần củng cố lòng tự trọng; trái lại, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Emotion của APA, nhận định lệch lạc đó còn dẫn tới trầm cảm.

Nghiên cứu tiến hành ở Hoa Kỳ và Hong Kong, lượng giá 4 nhóm học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Họ đề nghị đối tượng làm các bài test liên quan bài vở ở trường, sau đó tự cho điểm rồi so sánh với các bạn khác. Các đối tượng học sinh- sinh viên này cũng được đề nghị hoàn thành các bảng hỏi nhằm đánh giá triệu chứng trầm cảm.

Hai trong 4 nhóm bị các nghiệm viên cung cấp phản hồi giả tạo trong việc đánh giá học lực của các em. Nghĩa là, đối tượng nào kết quả cao thì lại được bảo là rất kém, còn trình bày dở thì được đánh giá là giỏi.

Với cả 4 nhóm, đối tượng nào xếp mình học lực cao hơn hẳn so với thực tế thì càng dễ biểu hiện ra các triệu chứng trầm cảm.

Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, căng thẳng tâm lý là hiển nhiên sau khi tự đánh giá sai lầm bản thân, bởi vì những sự không tương xứng và bị tổn thương rõ ràng đã được tạo ra. Những học sinh, sinh viên nào đánh giá hết sức chính xác học lực của bản thân họ (cả cao lẫn thấp) thì đều không hề biểu hiện các triệu chứng trầm cảm.

Một kết luận khác cũng được chỉ ra, đánh giá không đúng về mình sẽ ngăn trở sự cải thiện, tiến bộ. Trong nghiên cứu này, các đối tượng đánh giá chính xác kết quả cao thì cũng nhận thấy được các điểm mạnh của bản thân– chẳng thể tranh cãi, đó là một kỹ năng sống quan trọng.

Với các đối tượng tự xếp loại thể hiện kém lại nhận thấy được các khuyết thiếu ở mình và ý thức nhu cầu cần nâng cao việc học tập trong tương lai– một kỹ năng quan trọng khác.

Những biểu hiện tự đánh giá thiếu sát hợp chặn lọc nhận thức này, và các tác giả nghiên cứu tuyên bố, chính cản trở không nhận ra lĩnh vực nào cần học hành chăm chỉ và siêng năng hơn đã làm cho các đối tượng có thành tích thấp không trở thành đối tượng có nhiều tiến triển.

Nghiên cứu đang dẫn hỗ trợ cho nghiên cứu trước đây cho rằng, người ta thích nắm giữ quan điểm ưa thích về bản thân xuyên qua các lĩnh vực xã hội và trí năng; rằng người ta thường đánh giá không chính xác cách thức thể hiện thành tích so với tha nhân.

Thực tế, người có kỹ năng hoặc năng lực càng kém cỏi ở một nhiệm vụ nào đó thì càng tỏ ra thiếu chính xác trong việc tự lượng giá bản thân họ. Song, tri nhận khách quan về sự thể hiện sẽ cải thiện sự an lạc về mặt tâm thần hơn nhiều, so với niềm tin cực kỳ tùy tiện cho sự thể hiện của bản thân ai đó luôn luôn cao.

Xã hội ngày nay xiển dương việc xây dựng lòng coi trọng bản thân và sự tự tin. Trẻ em không được phép có các cảm xúc bị tổn thương và không có người thắng kẻ thua ở bất kỳ sự kiện thể thao thời tuổi trẻ.

Làm thế nào những cô bé, cậu trẻ này trở thành người lớn biết học hỏi để nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu ở bản thân đây?

Dĩ nhiên, trẻ em không nên bị xem thường hoặc mất thể diện, nhưng những mong đợi tót vời phi thực tế sẽ lại không ngừng tàn phá như những chỉ trích, phê bình dèm pha về kết quả học tập và các năng lực. Không phải đứa trẻ nào rồi ắt thành ngôi sao thể thao sáng giá, nhà khoa học lừng lẫy, hoặc nhạc công, hay nghệ sĩ thiên tài, v.v…

Đặt để những mong đợi thực tế càng sớm thì dễ cải thiện, nâng cao sức khỏe tâm thần và trạng thái thân- tâm an lạc của trẻ em.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top