Điều bình thường: lo lắng, căng thẳng vì nghĩ quá nhiều?

Đang mùa thi cử hết học kỳ, đã vào thời điểm bảo vệ Đề cương Khóa luận và chuẩn bị ôn tập bài vở, tốt nghiệp ra trường…

Thử hình dung một cô sinh viên ngồi trước mặt thi thoảng lại nhắm nghiền mắt, miệng lẩm bẩm nhắc lại từ vừa nghe như thể sợ quên mất, rồi khi ta vừa nói một ý trao đổi thì rất nhanh chóng cô hồi đáp bằng cách nhóm loại và cho nó một định danh gì đấy…

Nghĩ quá nhiều, lo lắng, phiền muộn, dằn vặt, do dự, tê liệt khả năng phân tích… Liệu bạn có nhận ra dấu hiệu nào tương tự thế?

Vậy, những gì có thể diễn đạt về sự lo lắng thuộc khía cạnh nhận thức (cognitive anxiety) khá ấn tượng này?

Nôm na, dường như đó là nỗi lo lắng không kiểm soát nổi, hoặc kiểm soát vừa đủ thôi trước trạng thái phong phú, dư dật của nhận thức.

Nói cách khác, lo lắng thuộc khía cạnh nhận thức là nỗi lo lắng tinh thần, nỗi lo lắng cảm xúc để lại các chỉ báo hết sức tâm thể (somatically), trong thân xác đối tượng.

Nếu mình đang bị dính mắc cực kỳ trong suy nghĩ, nếu mình cứ suy nghĩ quá nhiều thì cơ chừng đó là thứ sản phẩm ngăn cản, chống lại (counterproductive) sự phát triển, công việc, gia đình, giáo dục của bản thân.

Suy nghĩ tắc nghẽn quá mức có thể là hậu quả một cách trực tiếp từ các trục trặc liên quan đến trí nhớ– rốt cuộc, vỏ não thùy trán trước trở nên hầu như đóng băng, tê dại hẳn đi.

Như những ai quan tâm đều biết, với nhiều người thì rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tự thân nó không thành vấn đề; họ cho rằng, mọi người đều khổ sở với các vấn đề về chú ý.

Vận dụng quan điểm chối bỏ tương tự, một người suy nghĩ tối giản, một người truy cầu câu trả lời dưới dạng phân loại, một người tìm kiếm nhãn mác cũng có thể tuyên bố, “không thành vấn đề, lúc nào mọi người cũng suy nghĩ rất nhiều mà”.

Vâng, đúng vậy; song, cho phép đặt một câu hỏi sâu hơn: họ có khổ sở bởi những vấn đề thuộc suy nghĩ, những vấn đề suy nghĩ đó trở nên không thể kiểm soát nổi trong cuộc sống của họ, ngăn cản việc họ ra quyết định, quấy nhiễu sự phát triển của họ, nó đặt họ nằm ngoài sự thay đổi đồng bộ với thực tiễn?

Nếu câu trả lời là ‘có’ thì làm ơn cân nhắc tới ADHD, rối loạn vốn đã bị bỏ sót ở trẻ em và e càng dễ bị lơ là với vị thành niên và người trưởng thành.

Đêm bình yên.

0 thoughts on “Điều bình thường: lo lắng, căng thẳng vì nghĩ quá nhiều?”

  1. Toi chot nho la cach day moi co hai nam, toi thuong thuc trang dem hoac ngu ngay tai phong thi nghiem truoc cac ki thi. Co khi nua dem chot tinh giac vi lanh. Roi co khi cang thang qua thi yeu cau co ban lam bac si ke thuoc Ritalin( ADHD) de co kha nang tap trung cao hon. Nhieu khi thieu thuoc thi phai lien tuc an trong khi nghe giang de khoi buon ngu. Mac du toi thua hieu rang tri nao can duoc nghi ngoi thi tri nho moi tot, tuy nhien viec hoc hanh yeu cau qua nhieu thi viec thieu ngu duong nhu la ko cuong lai duoc.

    Thinh thoang co dip di day va ra bai thi cho sinh vien toi luon nhan manh noi dung quan trong trong suot qua trinh giang day va ra de thi dung nhu da hua.

    1. Tôi chợt nhớ là cách đây mới có hai năm, tôi thường thức trắng đêm hoặc ngủ ngay tại phòng thí nghiệm trước các kì thi. Có khi nửa đêm chợt tỉnh giấc vì lạnh. Rồi có khi căng thẳng quá thì yêu cầu cô bạn làm bác sĩ kê thuốc Ritalin (ADHD) để có khả năng tập trung cao hơn. Nhiều khi thiếu thuốc thì phải liên tục ăn trong khi nghe giảng để khỏi buồn ngủ. Mặc dù tôi thừa hiểu rằng trí não cần được nghỉ ngơi thì trí nhớ mới tốt, tuy nhiên việc học hành yêu cầu quá nhiều thì việc thiếu ngủ dường như là không cưỡng lại được.

      Thỉnh thoảng có dịp đi dạy và ra bài thi cho sinh viên tôi luôn nhấn mạnh nội dung quan trọng trong suốt quá trình giảng dạy và ra đề thi đúng như đã hứa.
      ——————————————————————————————————–

      Trải nghiệm của anh, chị Tháng Ba thật đáng nể phục, chí ít vì nỗ lực ý chí và cường độ học tập đòi hỏi tập trung cao mà anh, chị vẫn gắng sức để quán xuyến mọi thứ, hầu đảm bảo đạt kết quả tốt đẹp– cho mình và cho người.

      Thay vì trao đổi thêm khía cạnh tâm bệnh học, lúc này tôi chợt nghĩ tới nền giáo dục nước nhà, nhất là hình dung chương trình sau đại học có vẻ chẳng thấm tháp tí ti chi so với những gì anh, chị Tháng Ba đang du học/ sống ở nước ngoài đã kỳ công trả giá để có văn bằng, nghề nghiệp thỏa ý.

      Cầu chúc anh, chị Tháng Ba thành công, sau tiến trình hy sinh vì sự học.

Leave a Reply to N.T Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top