Loạn thần không phải lúc nào cũng là bệnh lý

Các triệu chứng bất thường, tương tự loạn thần, như nghe tiếng nói trong đầu, thực sự không quá hiếm hoi trong cộng đồng lắm đâu.

Chẳng hạn, ước tính tầm 10% chúng ta nghe tiếng nói không tồn tại, song chỉ thiểu số người nghe dễ thỏa mãn chẩn đoán lâm sàng. Theo một nghiên cứu, điều này nghĩa là, các yếu tố giữ vai trò tạo tác triệu chứng tương tự loạn thần thì khá khác biệt so với các yếu tố được chẩn đoán loạn thần bệnh lý.

Charles Heriot-Maitland và cộng sự khẳng định, điểm đặc thù này bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây vốn nỗ lực săn tìm nguyên nhân gây loạn thần; lý do vì quá chú mục vào mỗi bệnh nhân mà xao nhãng những đối tượng đang sống rất hạnh phúc cùng trải nghiệm tương tự loạn thần.

Nhằm chỉnh lưu lại tình huống này, đội ngũ của Heriot-Maitland phỏng vấn 6 bệnh nhân mắc loạn thần và 6 người trưởng thành, khỏe mạnh không hề trải nghiệm bất thường, tương tự.

Cả hai nhóm đều cho thấy các trải nghiệm sau đây: thấy Chúa thị hiện, nghe các tiếng nói trong đầu, và cảm thấy cơ thể mình được chuyển dẫn. Nếu chỉ dựa thuần vào các triệu chứng, không thể bảo nhóm có đối tượng tham gia mang dấu hiệu trên là thuộc về lâm sàng hay không lâm sàng.

Các tác giả hỏi tất cả đối tượng tham gia thực nghiệm các câu hỏi mở về hoàn cảnh đưa họ đến sự khởi phát trải nghiệm bất thường, cách thức họ cảm nhận về chúng, và lối bạn bè, người thân, sơ với họ đáp ứng lại.

Sử dụng phương pháp định tính gọi là Phân tích Hiện tượng luận Diễn giải (IPA), các nhà nghiên cứu phát hiện các chủ đề hợp trội trong những câu trả lời. Cả những sự giống và khác đều hợp trội. Ở cả hai nhóm, các trải nghiệm loạn thần bất thường khởi phát sau một giai đoạn cảm xúc tiêu cực, đa phần đi kèm với cảm xúc cô lập và suy tư sâu xa về ý nghĩa cuộc đời.

Tuy vậy, hai nhóm khác nhau trong cách họ đáp ứng và tri nhận về những trải nghiệm kỳ quặc. Các thành viên của nhóm không lâm sàng ý thức rõ hơn về những diễn giải không mang tính y khoa về các triệu chứng của bản thân; họ nhìn chúng thuộc dạng tạm thời và đáng mong ước; và mọi người sát sườn, gần gũi chúng đã chia sẻ quan điểm không bệnh lý hóa này.

Trái lại, các bệnh nhân phải đấu trí với những diễn giải y khoa, thiếu căn cứ về những trải nghiệm của mình và bản thân họ ít khả năng chấp nhận trải nghiệm và không hợp nhất được chúng vào với thế giới xã hội lẫn thế giới riêng tư.

Nhìn dưới góc độ lý thuyết, Heriot-Maitland và cộng sự cho rằng, cần có cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn trong nghiên cứu về loạn thần, nhằm phân biệt các yếu tố nguy cơ từ trải nghiệm loạn thần với các yếu tố nguy cơ từ sự tổn thương lâm sàng thực sự.

Dường như càng có vẻ các trải nghiệm vượt thoát lẽ thông thường liên quan tới loạn thần lâm sàng, người ta càng ít có cơ hội nhận ra nỗi niềm đáng khát khao, tính tạm thời và các lợi ích tâm lý, và càng dễ gặp nhiều hậu quả lâm sàng bất lợi.

Các nhà nghiên cứu thêm rằng, đây là các ứng dụng lâm sàng quan trọng: “các trải nghiệm loạn thần nên được bình thường hóa,” họ nói, “và mọi người mắc loạn thần nên được giúp đỡ để tái kết nối trở lại ý nghĩa của những trải nghiệm vượt thoát lẽ thông thường với những mối quan tâm hiện sinh và cảm xúc thật chân thành từng hiện diện trước đây.”

Nhóm tác giả công trình nghiên cứu cũng đề nghị nhiều nghiên cứu nữa, cả các khám phá định lượng, hầu bổ sung cho công việc mới khởi sự bước đầu này.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top