Tăng cường những hành động nhỏ nhặt, ngẫu nhiên của sự tử tế

Một tuần đã trôi qua; xin hãy ứng xử tử tế và chuyển tiếp nó tiến triển thêm lên.

Nghiên cứu chỉ rõ, những hành động nhỏ nhặt của sự tử tế sẽ cứ lan toả mãi không thôi thông qua các trải nghiệm xã hội– bởi về mặt bản chất, nó làm sáng bừng trạng thái lây lan của lòng rộng lượng và tinh thần hợp tác. Nói thật giản dị, một hành động đơn lẻ của sự tử tế có sức ảnh hưởng lớn lao vô cùng.

“Giao diện” đẹp không thuần túy chỉ là một hình ảnh, chính xác hơn, nó phản ánh tác động khủng khiếp của một thế giới truyền thông đa phương tiện mang đặc trưng tình dục hóa vào đời sống của tất cả chúng ta– trong đó có phụ nữ và các em gái.

Nuôi dậy trẻ sao cho đàng hoàng, lành mạnh trong một thế giới như vậy thật chẳng dễ dàng một chút nào.

Và có làm việc, quan sát các cô nhóc tì cũng như bé gái và thiếu nữ mới lớn vật lộn để hiểu những hình ảnh chúng thấy trên TV, mạng và báo giấy cũng như cách thức những hình ảnh ấy dính dấp tới đời sống của chúng ra sao sẽ càng dễ nhận thấy mối hiểm nguy khủng khiếp đến thế nào.

Nhiều phát hiện khoa học không ngừng lặp đi lặp lại về liên kết sâu xa giữa những hình ảnh này và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, các rối loạn ăn uống và sự  tự trọng thấp.

Tôi hiểu những câu chuyện dân gian dành cho những ai tin là chúng ta nên hạn chế tất cả những sự truyền thông khỏi đời sống con trẻ và đòi hỏi họ phải mặc áo quần kín đáo, không hở hang, khêu gợi gì cả.

Song chẳng thuyết phục nổi tôi rằng những sự đánh giá, đo lường cực đoan là con đường hiệu quả nhất để giúp đỡ các bé gái (và cả các cậu trai!) phát triển những hiểu biết hết sức lành mạnh, thực tế và bền vững về chính bản thân chúng cũng như mọi người sống xung quanh.

Sự kiện hiển nhiên, hầu hết chúng ta sống trong một xã hội ngập chìm vào truyền thông và tình dục; bên cạnh việc có thể hành động làm đảo ngược và chậm lại xu hướng trên, chúng ta cũng cần thiết học cách để sống cùng nó.

Tỷ dụ, hiểu tầm quan trọng của thế giới mạng đối với đời sống của trẻ. Những phát ngôn bạo lực, chán chường rất dễ thu hút sự chú ý, khả năng tạo dư luận và lây lan cực nhanh chóng.

Bắt nạt (bullying) là hành động lặp lại cử chỉ xung hấn nhằm cố ý gây đau đớn cho người khác, về mặt thể lý hoặc tinh thần. Bắt nạt đặc trưng bởi một cá nhân ứng xử theo lối kiểu nào đó ngõ hầu đạt được quyền lực đối với kẻ khác.

Dưới góc độ này, sự vụ liên quan tới cuộc thi VGT có thể nhìn nhận ít nhiều như phương thức các cô gái mới lớn nhìn ý nghĩa của việc bắt nạt và quấy rối (harassment) trực tuyến theo cách ngày càng dễ chấp nhận đối với nhóm bạn đồng trang lứa với chúng.

Theo nghiên cứu của hai nhà xã hội học Hoa Kỳ, nhiều bạn trẻ mới lớn không nhìn sự quấy rối trên mạng giống với những người trưởng thành, bởi vì điều đó không giúp chúng quản lý được tình huống bên trong vòng tròn giao lưu xã hội giữa bạn cùng trang lứa với nhau.

Một bài báo mới đây của hai học giả về tin tức truyền thông– Alice Marwick của Harvard, và Danah Boyd của N.Y.U.– mô tả khuynh hướng các cô gái mới lớn tuổi thơ ngây phân loại hành vi hoàn toàn xung hấn chỉ là mang “kịch tính” (“drama”) cùng cách với những lời đùa cợt và buôn bán dưa lê trên mạng. Các nhà hoạch định chính sách và các chuyên mục TV cứ hay bàn bạc về “những hình thức bắt nạt” và “đối tượng bị bắt nạt” song các em lại không mấy quan tâm, chủ yếu vì “các đối tượng mới lớn hiếm khi định hình mình như thế,” hai tác giả giải thích. “Sự lăng nhục của xã hội ngăn cản lứa tuổi mới lớn nhìn thấy chúng yếu ớt, và một số đang háo hức thừa nhận là chúng cố ý gây tổn thương cho những người khác… ‘Kịch tính’ cũng được hàm ý diễn tả điều gì không mấy nghiêm trọng, khi quan niệm của người lớn về ‘bắt nạt’ có nghĩa là chuyện trẻ con hoặc chưa chín chắn đối với lứa tuổi mới lớn.”

Trong bài báo gốc, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng “Hiểu biết cách thức “kịch tính” thao tác là cần thiết để nhận ra những phòng vệ riêng mà lứa tuổi mới lớn dùng chống lại thực tiễn sinh động của sự xung hấn, đồn thổi lê la và bắt nạt trong hệ thống mạng công cộng. Hầu hết lứa tuổi mới lớn không tự nhận thức được phương thức tu từ “bắt nạt” mà bố mẹ, người bảo hộ và các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng.

Như thế, điểm cần nhấn mạnh là người lớn chúng ta đang cố gắng truyền thông với lứa tuổi mới lớn về cách thức gìn giữ sự an toàn và lành mạnh khi giao tiếp trên mạng.

Nhân tiện, ngoài vấn đề vừa nêu, thiển nghĩ, cũng cần có cái nhìn nghiêm cẩn hơn về hiện tượng tự tử ở lứa tuổi mới lớn.

E chừng, nếu chúng ta nói về việc tự tử với ít chỉ trích và nhiều cảm thông hơn, ít sợ hãi và nhiều hiểu biết hơn, ít bí hiểm và nhiều ước ao muốn cam kết với những đối tượng bị tác động và đau khổ vì tự  sát thì có lẽ những tri nhận của chúng ta về chuyện tự tử có thể đã thay đổi. Thường mọi người bảo là họ chẳng biết phải nói gì. Dẫu thế, sẽ không có gì nhiều để nói và đưa ra các câu trả lời nếu không lắng nghe.

Phần lớn lứa tuổi mới lớn không quá khích động hay thích bạo loạn, không quá trầm uất hoặc muốn bắt nạt; tất cả lứa tuổi mới lớn trong thế giới bị thống trị bởi truyền thông và tình dục này, tôi nghĩ, đang buộc phải học cách để đương đầu với sự huyên náo, tầm phào của đời sống hiện tại.

Liệu nỗi niềm chia sẻ đó đủ là lý do để chúng ta tăng cường trách nhiệm của người lớn bằng những hành động nhỏ nhặt, ngẫu nhiên của sự tử tế?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top