“Sếp đang làm tôi cảm thấy bị stress thôi rồi!”

Có vẻ, vấn đề này khá quen thuộc với không ít người đi làm ở công sở.

Một giám đốc phòng kinh doanh sau khi tham dự một khóa học về Tỉnh thức trong công việc đã nói với tôi: “Hãy chấp nhận những kẻ độc tài, càn bướng, nghe thật hay. Nhưng tôi không thể thẳng thắn với sếp của tôi. Ông ta quá hung hăng, thường la hét, hạch sách nhân viên trong các buổi họp, không ai dám đối đầu với ông ta. Tôi dám chắc là ông ta sẽ đuổi cổ tôi ngay tại chỗ nếu tôi nói thẳng những nghĩ suy trong đầu một cách công khai, thẳng thắn”.

Đó chính là điều khiến ta sợ những kẻ độc đoán. Nếu ta thực sự đối đầu với họ, thì khác nào ta chọc cho họ nổi cơn thịnh nộ, ta đâu muốn thế! Nhưng đối đầu trực diện với họ như thế thực sự không cần thiết.Chấp nhận kẻ bạo ngược, độc đoán không có nghĩa là đột nhiên chúng ta tuôn xả tất cả mọi bực tức dồn nén đối với họ ngay trước mặt mọi người. Trái lại, việc đó bắt đầu chỉ bằng một nỗ lực đơn giản bên trong ta.

Tôi chỉ đề nghị như thế này: “Trong cuộc họp lần tới, hãy buông bỏ đi tất cả mọi định kiến của bạn về ông chủ của mình, dù chỉ trong chốc lát, và chỉ cần có mặt trong phòng họp. Hãy quan tâm, để ý đến những gì đang xảy ra. Hãy chấp nhận hoàn cảnh”.

Dạng phản ứng tương tự đối với sếp có thể giấu kín lịch sử đích thực ở bên dưới. Bất luận vấn đề thế nào đi nữa, không phải sếp mà chính bạn mới là người tạo nên stress cho bản thân.

Bạn đã và đang tạo ra stress gây- ra- với- sếp,” theo lời tác giả cuốn sách Modern Buddhism.

Stress, Kadam Morten gợi mở, là kết quả của “những trạng thái không kiểm soát được tâm trí” như tức giận, hoặc một sự không thỏa đáng trong nghề nghiệp.

Các Phật tử thực hành thiền định (meditation) nhằm thấu hiểu và siêu việt các trạng thái này. Vấn đề ở chỗ, cho dù sếp của bạn có đích thị ghê gớm hay không, mọi thứ tùy thuộc ở cách thức bạn cảm thấy tồi tệ stress mà ông/ bà ta gây ra cho bạn.

Theo CDC, stress dai dẳng, liên quan tới công việc là hiện tượng đang ngày càng lan rộng khắp nơi. Vượt qua thời gian đủ dài, nó có thể gây hại trầm trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm lý.

Nền Y khoa Tây phương cho tới gần đây mới bắt đầu chính xác cái gì là các cơ chế gây stress dây dưa– thông qua việc tuyến thượng thận phóng thích quá mức nội tiết tố cortisolnguyên nhân tạo ra một lọat bệnh lý, từ béo phì tới đái đường và tim mạch. Song bằng chứng đang ngày càng tăng để cuối cùng tiến tới kết luận rằng, stress mạn tính là độc dược cho cả thân xác và tinh thần.

Kadam Morten không ngạc nhiên với các phát hiện vừa nêu. Bởi chúng sát hợp với lời dạy hơn 2000 năm của Siddhartha Gautama, thường được biết tới là Buddha (tiếng Phạn mang nghĩa “người tỉnh thức”).

Theo truyền thống Phật giáo, đời sống của hầu hết mọi người đều đặc trưng bởi sự khổ (suffering). Người Tây phương lạc quan, vốn tự cho mình có thể làm mọi điều e sẽ cười vào mũi ý niệm này, song chỉ cần lưu tâm rằng đây không nhất thiết nói về đói kém, chiến tranh, dịch bệnh.

Với các Phật tử, khổ là sự đẩy kéo bất tận của ham muốn– để có một chiếc xe mới, sếp dễ tính hơn, đi đâu cũng được miễn là thoát khỏi nơi mình đang sống bây giờ,…

Các trạng thái tâm trí do ham muốn gây nên, tác giả Kadam Morten tiếp tục, có thể làm hạn chế năng lực sáng tạo và tinh thần uyển chuyển liền ngay sau đấy. Kỳ cục hết sức, cách tiếp cận đấu- lại- hay- bỏ- chạy (fight-or-flight) để giải quyết vấn đề lại dễ khiến ta tái diễn không ngừng mà mỗi kịch bản đích thị là nguyên nhân làm ta đau khổ.

Thiền định, tác giả nói, là phương pháp thực tiễn nhằm khám phá tâm trí bản thân và vượt qua những thói quen gây hại của sự suy nghĩ.

Áp dụng vào chốn công sở hiện đại, điều này không có nghĩa là cứ hớn hở, tươi vui và để mặc cho “vị sếp kinh khủng” lợi dụng mình.

Đúng hơn, nó có nghĩa là hướng mình thoải mái tới sự yên ả, hữu lý trong các quyết định ngõ hầu giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp nhất với sếp, bao gồm cả chuyện– nếu cần thiết– thì quyết định tìm một công việc mới.

Nếu có nhu cầu cần quan tâm, tìm hiểu kỹ càng hơn, mời tải bản định dạng thích hợp cuốn sách từ nguồn dẫn đã nêu bên trên.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top