Đám cưới của người đồng tính: quyền lợi chính mình không thể đợi?

[Thể hiện quan điểm của bạn bằng việc bầu chọn (Vote) ở cuối bài]

Đám cưới của một đôi đồng tính nữ ở vùng đất mũi Cà Mau tiếp tục xới lên lật xuống khía cạnh pháp lý và tình người.

Hai cô yêu nhau đã khá lâu, bị gia đình ngăn cản đã dọa tự tử. Trước sự kiên quyết của hai cô, gia đình hai bên đành chiều theo.

Ông Bùi Hùng Cường, Chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi, cho biết: “Chúng tôi lập biên bản và yêu cầu hai bên cam kết không làm đám cưới và sống chung với nhau nữa. Nếu họ vẫn cứ vi phạm, chúng tôi sẽ xử phạt hành chính”.

Ba của cô Nh nói: “Cán bộ có người mạt sát, nhiếc móc chúng tôi là không biết dạy con, mà không hiểu và thông cảm cho chúng tôi, cũng đau lòng lắm nhưng chúng tôi sinh con mà trời sinh tính”.

Trưởng ban Tư pháp thị trấn Đầm Dơi cũng giải thích: “Theo khoản 5, Điều 10 Luật hôn nhân gia đình, cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Má cô N mặt buồn hỏi trưởng ban tư pháp: Nhưng trời đất cứ sinh ra người đồng tính thì biết làm thế nào?

“Có người nói chúng tôi làm xấu xóm ấp thì cũng tội nghiệp cho chúng tôi lắm”, má cô N nói.

Cơ chừng, qua vụ việc trên thì thêm lần nữa, khái niệm “hôn nhân” đang đòi hỏi phải xác định lại.

Xã hội chúng ta hiện vẫn không có cùng cách bảo vệ họ như cách lâu nay vẫn đối xử với người dị tính.

Các ông Chủ tịch UBND và Trưởng ban Tư pháp thị trấn Đầm Dơi được pháp luật bảo vệ và luật hiện hành cũng bảo vệ gia đình họ khỏi bị phân biệt đối xử. Cặp đồng tính nữ ở địa phương này, cùng nhiều người đồng tính nam và nữ khác trên cả nước, không được hưởng lợi từ những bảo vệ của pháp luật vừa nêu.

Và bất luận họ có nói nhiều đến đâu rằng họ muốn được chúng ta đối xử như những công dân bình đẳng và cho chúng tôi đầy đủ quyền như chúng ta– thực tế là– trừ phi bạn vận động hoặc thực hiện những quyền đó, nó chỉ là thứ ngôn ngữ mang chất tu từ và âm thanh rổn rảng mà thôi.

Tuy thế, vẫn cần khẳng định rõ ràng, hôn nhân đồng giới không phải là toàn bộ câu chuyện dù việc điều chỉnh luật chắc chắn sẽ phải tiến hành.

Ai quyết định các quyền?

“Quyền” (rights) là một khái niệm tuyệt đối không đơn giản một chút nào. Trẻ sơ sinh có quyền được chăm sóc; tất cả mọi đàn ông, đàn bà đều có quyền mưu cầu hạnh phúc; xã hội có quyền đề ra những luật lệ riêng có và quyết định hậu quả gánh chịu khi các quyền bị xâm hại,…

Chẳng hạn, thật khó tin rằng hôn nhân được thiết lập để bảo vệ quyền của người nam hoặc người nữ mà không nhất thể cùng với việc sinh con đẻ cái.

Ước gì việc sinh đẻ hoặc nhận con nuôi được dàn xếp sẵn giữa một cặp đồng tính chỉ thuần túy là vấn đề hợp đồng khế ước và cả hai cùng có thể làm dễ dàng hóa bởi một cuộc hôn nhân dân sự.

Đó là quyền của đứa bé sinh ra trên thế giới cần được bảo vệ và nuôi nấng bởi những người có trách nhiệm với sự tồn tại của nó. Hình như từ “hôn nhân” xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử nhân loại mang nghĩa chính xác kiểu vậy.

Sự tiến bộ trong các phong trào xoay quanh vấn đề hôn nhân hiện tại vẫn chưa sáng tỏ gì cho lắm.

Trong bối cảnh giữa các động thái tranh đấu và chung sống hòa bình còn mù mờ như thế, nhớ rằng gia đình cơ bản là một thiết chế văn hóa– chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện sinh học– e sẽ góp phần ít nhiều đem lại trạng thái khoan dung và chấp nhận đầy khôn ngoan, khi các quyền lợi liên quan xảy ra xung đột.

[polldaddy poll=5972382]

0 thoughts on “Đám cưới của người đồng tính: quyền lợi chính mình không thể đợi?”

  1. Cháu có ý kiến ngoài lề thôi ạ, cái phông nền của mục Vote không thích hợp lắm, hình đầu lâu xương chéo.

    1. Zozo góp ý thật chí lý; tôi cũng nhận ra ngay từ đầu điều đó, song tặc lưỡi cho qua vì thích cái màu đỏ nổi bật của nút Vote… Đôi khi người ta ‘chết’ vì sự mê mệt gì gì í, nhỉ. Cám ơn Zozo.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top