“Lời khuyên cho ông Vươn”: các chuyên gia sức khỏe tâm thần nên góp thêm những gì khi thảo luận về nhân cách của một người thuộc công chúng?

Cũng như đa số độc giả, tôi thấy bất ngờ với lời khuyên các chuyên gia đưa ra cho ông Đoàn Văn Vươn.

Đều chọn gợi ý cuối trong cả hai mẫu thăm dò kèm theo bài báo, kết quả chứng tỏ quá rõ ràng sự trái ngược giữa ý kiến của chuyên gia với độc giả bình dân.

Trên trang Anh Ba Sàm còn có không ít bình luận phản ứng hết sức gay gắt pha lẫn lời lẽ chỉ trích nặng nề, chẳng hạn:

– “Đọc hai ”chiên da” xôi thịt đưa ra lời khuyên cho ông Vươn chỉ thấy lợm giọng, buồn nôn. Định khuyên ông Vươn làm dân oan suốt đời chắc ?“;

– “Đọc lời khuyên của các vị TS này có thể dễ dàng phản biện lại tất cả các “lời hay ý đẹp” ấy. Nhưng xin chỉ phản biện ví dụ một vài ý cho khỏi dài dòng.“…

– “Hai ‘chiên gia’ này nói anh Vươn không hiểu luật pháp VN, nhưng tôi cho rằng hai người này chỉ biết lý luyết, không biết thực tế xã hội VN“.

… Thật buồn tiếc và xót xa khi biết cảm nhận của bạn đọc trước ý kiến của hai trong số các vị chuyên gia liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn thường xuyên xuất hiện trên mặt báo.

Câu hỏi rất tự nhiên nảy sinh ở đây: đích thị các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đóng góp gì thêm khi thảo luận về nhân cách của một người thuộc công chúng, như vụ việc ông Đoàn Văn Vươn?

Theo thông lệ, khi các nhà tâm lý học, tâm thần học và các chuyên gia liên quan khác lên tiếng thì những lời bình luận của họ– một cách lý tưởng– đem lại lợi lạc cho cuộc thảo luận về nhân cách (personality).

Bình luận mang tính chuyên môn về các nhân vật của công chúng cũng mở ra giá trị hai chiều xuôi ngược để các nhà tâm lý học và những người khác cung cấp thông tin cho dư luận, và dư luận (lẫn nhân vật của công chúng) có cơ hội đáp ứng bằng những phản hồi riêng trên phương tiện truyền thông.

Theo kiểu cách này, giới chuyên môn có thể học hỏi bằng phương thức nào mà việc tán thành một đánh giá đầy trách nhiệm về một nhân vật của công chúng được tri giác bởi thiên hạ ra sao.

Bình luận công khai của giới chuyên môn về sức khỏe tâm thần chủ yếu nhắm tới đời sống tinh thần của các nhân vật công chúng; đạo đức nghề nghiệp chú tâm cơ bản vào mối quan hệ giữa nhà trị liệu và bệnh nhân, tiết chế các bình luận với truyền thông– chí ít khi nói về sự chết chóc, mất mát…

Mô hình diễn tiến giữa các nhân vật công chúng, những người phản hồi và dư luận có thể bắt đầu bằng thông tin về nhân vật công chúng– thường đã được truyền thông ghi nhận rồi. (hiển thị bằng phần góc trái bên trên của đồ hình vòng tròn)

Tiếp đến, các thành viên của truyền thông bình luận chung về những hành vi hoặc suy nghĩ của cá nhân; những bình luận này thường quan tâm tới cảm nhận đạo đức, chính trị hoặc ý nghĩa quan hệ công chúng về hành động của nhân vật. (góc phải bên trên)

Một dạng đặc thù của những bình luận như thế có thể gồm cả bình luận tâm lý– do các chuyên gia, nhà báo hoặc người khác thực hiện. (góc phải bên dưới)

Bình luận có thể là con đường hai chiều. Thành phần thứ tư của đồ hình biểu hiện các đáp ứng từ dư luận và tự thân nhân vật nổi tiếng. (góc trái bên dưới)

Cái lợi đầu tiên các chuyên gia có thể đem lại là cung cấp các quan điểm và ưu thế ngày càng phong phú nhờ kinh nghiệm và năng lực đào tạo riêng có. Các nhà tâm lý học và tâm thần học góp phần giáo dục công chúng thông qua việc giải thích các nguyên tắc tâm lý liên quan với sự kiện truyền thông.

Giới chuyên môn nhờ được đào tạo bài bản tốt hơn nên nhận ra tác động, ảnh hưởng của các nét tinh thần như kiểu kiếm tìm cảm giác (sensation-seeking) hoặc hướng ra ngoại giới và các động năng tâm thần như các động cơ và khả năng tự kiểm soát (self-control), về con người và hành vi của họ.

Hiểu biết của các chuyên gia về những hiện tượng vừa nêu cho phép dự báo được các khả năng xảy đến với các nhân vật– những gì có thể diễn ra với một người trong tương lai, cũng như cách thức nó tác động tới những người liên quan xung quanh.

Bình luận của các chuyên gia có thể ứng dụng ngay lập tức, chẳng hạn, trong việc xác định những người gây hại cho chính bản thân họ hoặc những nhà lãnh đạo quốc gia nguy hiểm trên bình diện quốc tế hoặc đất nước.

Các chẩn đoán tâm thần và đánh giá căn bản như vậy về nhân cách dường như rất dễ thu hút sự chú ý bởi chúng dính dáng sát sườn với sự kiện.

Đóng góp nữa của giới chuyên môn có thể là đặt để ví dụ cho các tiến trình đánh giá đúng đắn, sâu sắc mà thiên hạ ao ước học hỏi, hiểu biết.

Với đồ hình đã mô tả, bình luận trên các phương tiện truyền thông là con đường hai chiều xuôi ngược. Điều này đem lại giá trị tiềm năng cho cả công luận lẫn giới chuyên môn sức khỏe tâm thần. Dư luận bàn thảo về những chủ đề như nghiện ngập (addiction) và các rối loạn nhân cách cung cấp phương tiện để hiểu những gì họ cho là đáng quan tâm nhất và cũng cho phép phản hồi trở lại về những gì khoa học tâm lý được hiểu chính xác hoặc bị đánh giá sai lệch. Các cuộc tranh luận công khai góp phần làm rõ ràng hơn ngay trong chính giới chuyên môn về những giả định và mối quan tâm– không phải hoàn toàn tồi tệ khi xem xét các khoa học nhân văn.

Nói như vậy không có nghĩa buộc phải dẫn dắt công luận đi vào nghiên cứu khoa học hoặc tranh cãi đúng sai; những xem xét, cân nhắc khoa học phải được lượng giá bởi những người được đào tạo phương pháp khoa học áp dụng trong các khoa học nhân văn như sinh học, tâm lý học và xã hội học. Đúng hơn, có thể cho rằng, những trao đổi như vậy có thể đáng quan tâm cho cả các thành viên trong công chúng và quan điểm của họ đáng được giới chuyên môn biết tới.

Cũng cần lưu ý, bên cạnh giá phải trả liên quan tới việc đánh giá thì giá phải trả cũng đắt chẳng kém cho việc không tiến hành nó.

Những đánh giá dựa hơi là dạng ý kiến nói theo người khác, nhượng bộ và từ bỏ nghĩa vụ chuyên môn khi bình luận. Đánh giá người khác có thể được nhìn nhận như một nghĩa vụ– trách nhiệm giáo dục và trách nhiệm khuyến cáo, trong trường hợp nhân vật nguy hiểm.

Các nhà tâm lý học, tâm thần học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác nằm trong số những chuyên gia chịu trách nhiệm, được giao phó về hành vi con người và sức khỏe tâm thần; việc tự thân họ rời bỏ nghĩa vụ này được xem là có vấn đề về mặt đạo đức.

… Bình luận hết sức nghiêm túc, đầy suy ngẫm về nhân cách người khác đòi hỏi kéo theo việc đưa ra những hướng dẫn thực hiện một cách khoa học và mang tính đạo đức– nhất là trước diễn biến phức tạp, thú vịnóng bỏng của sự kiện chưa đến hồi ngã ngũ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top