Cảm xúc trái chiều, nhiều hơn một mặt

Đó là cách tôi thử biểu đạt cho bằng được nghĩa của từ tiếng Anh “ambivalence“.

Dù quả cố gắng ngấm sâu vào chữ nghĩa song mà kỳ thực, cũng bởi hay nhận ra những vụ việc, vấn đề này nọ luôn khiến một số người cảm thấy bị xúc phạm trong khi không ít kẻ khác lại tránh chặn bàn luận đến nhất…

Mọi phản ứng e đều có thể hiểu được, hoặc cơ chừng người ta cùng lúc lưu giữ cả hai phản ứng. Hình như thực tế, dân Việt mình đủ khả năng chịu đựng các ý tưởng xung đột nhau ngay trong một thời điểm?

Xưa, Freud từng bảo đại khái rằng nhiễu tâm (neurosis) là trạng thái không có khả năng khoan dung, chịu đựng nổi với thứ cảm xúc mơ hồ, nhập nhằng.

Hồ đồ suy đoán chắc Freud không dùng “ambiguity” theo cách thông dụng của dân Mỹ, chẳng hạn, là từ đồng nghĩa diễn đạt ý ang áng, ngờ ngợ hoặc thiếu dứt khoát, bất định; thay vì thế, nghiêng về tri nhận “phẩm tính có nhiều hơn một ý nghĩa” hoặc “năng lực hiểu nhiều hơn một cảm tưởng”.

Hiểu thứ cảm xúc mơ hồ, nhập nhằng theo kiểu đó thì sát gần hẳn với từ tiếng Anh khơi mào ban đầu (“ambivalence“), tỷ dụ, như một trạng thái người ta cùng lúc có những cảm xúc trái ngược nhau (góp phần hoặc tạo nên xung đột hoặc không).

Xem xét vậy, tôi cũng dần khởi nguồn cho niềm tin rằng nhiều cuộc đời hoặc cấu trúc con người chúng ta liên quan, dính líu với cái sự lập tức cùng có hơn một cảm nhận.

Qua quan sát thuần túy ghi chú, con người ta dễ dàng hành xử hoàn toàn đúng đắn và phù hợp chức năng, đồng thời lại có vẻ chẳng hề nhận ra hiện tượng cảm xúc trái chiều, nhiều hơn một mặt này.

Thật thú vị, những cảm xúc như thế không bị kiềm nén (repressed) hoặc xếp gộp, ấn mãi xuống trong những tiến trình vô thức…; không đánh thó, lấy trộm nổi năng lực tác động đàn hồi tới những hành động, suy tư, tri giác và cảm xúc của người ta.

Theo Daniel Sigel

Tâm trí cứng nhắc, khắt khe quá mức sẽ dẫn đến việc mất khả năng kiểm nghiệm những hình dạng mới và để thích ứng hết sức uyển chuyển nhằm tạo ra những thay đổi trong môi trường… Sự cân bằng nội môi (homeostasis) đạt được là nhờ chi phí công kết nối với những người khác và với các trạng thái cảm xúc nguyên thủy của bản ngã (the self).

Phân tâm học hiện đại nhìn nhận mẫu hình khó lay chuyển, bất di bất dịch vừa nêu như kết quả của kiểu cấu trúc phòng vệ mang chất ái kỷ (narcissistic)– dạng vấn đề đứa trẻ vốn học hỏi để xử lý với những xung năng gây hấn (hoặc các xung năng “tuyệt không chấp nhận”) được huy động trong bộ máy tâm thần (mental apparatus) của nó.

Điều trị của các nhà phân tâm ngày nay hướng tới việc khôi phục trở lại tính hồi đáp, uyển chuyển mang bản chất người và độ thích ứng cảm xúc, nhờ áp dụng các phương pháp lâm sàng riêng biệt.

Nếu nhìn từ đây, thậm chí có thể cho rằng việc ý thức rồi chấp nhận trạng thái cảm xúc hai chiều, nhiều hơn một mặt như thế là điều tốt lành; diễn tương tự điệu quen thuộc của  kịch tác gia La Mã cổ đại Publius Terentius: “Là con người, nên tôi thấu hiểu rằng không có điều gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với tôi” (“Homo sum, humani nihil a me alienum puto“).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top