Người còn chung sống mãi với ngôn từ

Theo nữ thi sĩ Nhật Bản Hachikai Mimi, ngoài chức năng giao tiếp thì ngôn từ là tâm linh của con người; nhận định đó khởi đi từ cảm xúc bản thân cô.

Buổi thuyết trình “Văn học Đương đại Nhật Bản– nhìn từ thơ” cho thấy lần nữa, giá trị của ngôn từ và tác dụng của việc sáng tác xuyên thể loại làm văn học Nhật phong phú và đa dạng hơn.

Ngoài các thể thơ truyền thống (tanka và haiku), nhịp điệu và độ dài là niềm vui người viết có được khi làm thơ tự do.

Trước biến động của thế giới hiện đại, cách thế đối phó của Mimi là theo trọn cảm xúc bởi đời người chỉ sống một lần.

Nữ giảng viên Đại học này cũng cho biết, giới trẻ Nhật bây giờ thích sáng tác thơ hơn là đọc thơ nhằm thể hiện cảm xúc bản thân; việc phê bình chưa đích đáng khiến cho những ảnh hưởng, tác động trong sáng tác của họ tới văn học chưa rõ…

Thơ trẻ mang chất tiền vệ ở Nhật không có tính phản kháng, không liên quan chính trị.

Đọc truyện- tùy bút “Chông Chênh Cõi Trần” của cô càng hiểu vì sao nữ thi sĩ bảo rằng, cô viết nhiều thể loại như là cách suy nghĩ vô ý thức về thể loại khác, chủ đích vẫn nhắm tới thơ.

… Còn chồng. Tôi quên hỏi, chồng cho tinh trùng với động cơ nào. Có lẽ, vì nghĩ giúp được ai đó. Nếu chồng muốn có con, tái hôn cũng được có sao. Hay có thể có động cơ nào khác lạ. Ví dụ như, muốn để lại dòng dõi ở một nơi chưa từng biết tới, đại loại như thế.

Nhưng, có làm đến mức thế, để tăng thêm dòng dõi không. Có người nghĩ như thế, cũng không lạ. Tôi chưa nghĩ vậy bao giờ, khó mà tưởng tượng. Việc cho đi một phần của mình, để mặc nó gắn bó với một nơi nào lạ lẫm, là như thế nào?

Thế giới, đột nhiên như đổi thay trước mắt tôi. Tưởng đã biết rõ các mối dây dợ, nay mới hay mình chẳng biết gì, cảm giác trên dưới trái phải nhạt nhòa, vật vờ. Từng đốt dây, bùng cháy. Lần đầu tiên tôi biết, nơi thế giới mình đang sống, có sự mãnh liệt ẩn đằng sau những cảnh quan quen thuộc.

Và, tôi kinh ngạc với dục vọng thầm lặng đó. Nó quấn quýt, ru hời, ôm ấp thế giới trong lặng lẽ. Ai ai, cũng có khát vọng âm thầm sinh nở, chỉ không nhận ra.

Tôi nhận ra, có tôi quên mất sự sinh sản, chỉ ôm con khỉ vào lòng, toàn đi nghe người khác than thở.

Đó có phải là hành vi vô ý thức không? Không, ở một giai đoạn nào đó, tôi đã quyết định như thế. Vậy mà, khi thấy những con người chọn cách sinh sản qua phân tử di truyền, tôi như bị đá xuống lỗ. Vì sao tôi cảm thấy buồn? Những con phân tử di truyền đang reo lên, trong thân thể tôi. Reo, như rừng trúc. Rạo rực, như lá trúc rơi lả tả. Những giọt âm thanh, ướt át nơi tôi đứng, lóng lánh ánh nắng xuyên thấu…

[Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. (2012). Hachikai Mimi. Lâm Thương dịch, tr.48- tr.49]

0 thoughts on “Người còn chung sống mãi với ngôn từ”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top