Khổ ải từng trải phải vượt qua không chỉ với những cô nàng tóc mai

Cũng là chiếc ghế song không hề bị cô giáo phạt liếm như các bạn cùng trang lứa tại vùng quê xa xôi năm nào, giờ đây mấy nường hiện sống ở thủ đô chỉ hồn nhiên tự nguyện bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ với thần tượng xứ Hàn mà thôi.

Chuyện chẳng có gì mà báo động ồn ào với ầm ĩ cả lên về sự biến chất mất gốc, đánh rơi bản sắc văn hóa hoặc lòng tự hào dân tộc.

Người trẻ mới lớn– đặc biệt thiếu nữ– khác người già cố chấp cơ bản ở chỗ, luôn được đặc quyền tạo nên sự ngạc nhiên, rắc rối bất tận. Những lầm lạc, sai sót họ gây ra trên tiến trình phát triển, cơn cớ gì mặc định là tội lỗi?

Nhìn từ cách tiếp cận động cơ và bối cảnh, đồng thời nắm bắt kỹ càng thành tựu nghiên cứu thần kinh – não bộ cũng như cập nhật kiến thức về tâm lý học tiến hóa thì tất sẽ dễ cảm thông hơn, rồi càng thấu hiểu để thấy thương thật nhiều tóc mai sợi vắn sợi dài…

Thời đại ngày nay, lứa tuổi ấy dậy thì sớm đi hẳn, kéo dài thêm ra và lại bước vào giai đoạn trưởng thành muộn hơn.

Lý thuyết giải thích sự cân bằng thay đổi do trẻ ăn nhiều, vận động ít. Và sự kiện dậy thì sớm, trưởng thành muộn làm xảy đến hàng đống điều kỳ cục mang kiểu tuổi mới lớn.

Ý tưởng chính cần trình bày là có hai hệ thống thần kinh và tâm lý khác biệt nhau tương tác để trẻ nhỏ biến thành người lớn. Hai thế kỷ gần đây, thời điểm phát triển của hai hệ thống đã thay đổi; đến lượt nó, khởi tạo những đổi thay sâu sắc ở vị thành niên và gây nên bao nỗi niềm thống khổ mới mẻ cho họ.

Hệ thống đầu tiên làm việc về chuyện cảm xúc và động cơ; liên quan hết sức chặt chẽ với những thay đổi sinh, hóa trong thời kỳ dậy thì và bao gồm những phần của bộ não đáp ứng với những sự tưởng thưởng.

Điều này làm hệ thống chuyển một đứa bé lên 10 lặng lẽ thành trẻ vị thành niên hoạt động không ngưng nghỉ, hồ hởi, căng tràn cảm xúc, liều lĩnh đạt cho bằng được mục tiêu, thỏa mãn mỗi ước muốn và trải nghiệm mỗi cảm giác. Về sau, nó hồi chúng quay về sự lặng lẽ tương tự của người trưởng thành.

Tuổi vị thành niên không liều lĩnh vì chúng đánh giá thấp các nguy cơ, mà bởi chúng ước tính cao quá các tưởng thưởng– hoặc hơn thế, tìm thấy các tưởng thưởng nhiều hơn người lớn. Các trung tâm tưởng thưởng trong não vị thành niên dễ dàng bị kích hoạt hơn so với trẻ em và người lớn. Những gì mà các vị thành niên hầu hết đều muốn là các tưởng thưởng về mặt xã hội, nhất là sự quý trọng của bạn bè cùng trang lứa.

Từ quan điểm tiến hóa, điều này tạo cảm giác hoàn hảo. Một trong những dấu hiệu tiến hóa rõ ràng nhất của giống người là giai đoạn trẻ em được bảo vệ và kéo dài bất thường. Đứa bé phụ thuộc vào những người lớn lâu hơn hẳn so với các loài động vật khác. Nhưng rốt cuộc, chúng ta buộc phải rời sự bảo bọc an toàn của đời sống gia đình, dùng những học hỏi được khi còn nhỏ và áp dụng nó vào thế giới người lớn.

… Hệ thống chính yếu thứ hai trong não bộ làm việc về kiểm soát; nó điều hướng chuyển kênh và khai thác, sử dụng tất cả những năng lượng sôi sùng sục. Đặc biệt, vỏ trước trán vươn chạm, hướng dẫn các phần khác của não bộ, gồm cả phần điều khiển động cơ và cảm xúc. Đây là hệ thống ngăn chặn, kiềm chế các xung năng và hướng dẫn việc ra quyết định, củng cố các kế hoạch dài hạn và trì hoãn sự hài lòng.

Hệ thống kiểm soát này phụ thuộc chủ yếu vào sự học hỏi. Nó trở nên hiệu quả to lớn qua thời thơ ấu và tiếp tục phát triển suốt giai đoạn vị thành niên và trưởng thành, khi chúng ta có nhiều trải nghiệm hơn. Việc ra quyết định dần tốt hơn nhờ ra các quyết định không tốt rồi chỉnh sửa chúng. Mình trở thành kẻ lập kế hoạch tốt nhờ làm các kế hoạch, thực hiện chúng và nhìn thấy kết quả này, kia. Lão luyện đến từ trải nghiệm.

… Trong đời sống đương đại, mối quan hệ giữa hai hệ thống đã thay đổi cực kỳ kịch tính. Tuổi dậy thì đến sớm hơn, và hệ thống động cơ cũng bị đá văng đi sớm hơn.

Cùng lúc đó, trẻ em thời nay có rất ít trải nghiệm với các kiểu nhiệm vụ mà chúng buộc phải thực hiện khi lớn lên. Trẻ em ngày càng ít hẳn đi cơ hội thực hành ngay cả các kỹ năng cơ bản như nấu ăn và tự chăm sóc bản thân. Vị thành niên và người trẻ mới lớn hiện tại hầu như không phải làm gì ngoài việc đến trường học.

Trải nghiệm của việc cố gắng thành tựu một mục tiêu thực trong thời gian thực ở thế giới thực đang ngày càng bị trì hoãn, và sự triển nở của hệ thống kiểm soát phụ thuộc đích thị vào những trải nghiệm này.

Ví von, tuổi vị thành niên ngày nay phát triển một cái máy gia tốc trong thời gian dài trước khi chúng có thể vặn lái và hãm phanh.

Điều này không có nghĩa, vị thành niên ngu ngốc hơn. Ở nhiều phương diện, chúng thông minh hơn hẳn. Và một giai đoạn được bảo bọc lâu dài của sự thiếu trưởng thành và phụ thuộc– mở rộng lên cả đại học (tỷ dụ nóng hổi)– nghĩa là, những người trẻ có thể học hỏi nhiều thứ hơn trước rất nhiều. Có bằng chứng thuyết phục rằng, chỉ số IQ tăng lên ngoạn mục khi nhiều trẻ em dành nhiều thời gian ở trường, và thậm chí một số sự kiện chứng tỏ, IQ cao hơn có tương quan với sự chậm trễ phát triển của thùy trán.

Song có nhiều lối cách thể hiện ai đó thông minh. Biết vật lý và hóa học không giúp ta làm được món trứng chiên.

Lối học hỏi dài rộng và thích nghi, kiểu chúng ta khuyến khích ở trường trung học và đại học có thể thực sự gây căng thẳng với năng lực phát triển sự mài sắc đẹp đẽ, được kiểm soát và mang tính chú tâm chuyên sâu trong một kỹ năng đặc thù nào đó, kiểu học hỏi từng một thời xảy ra hết sức quen thuộc trong các xã hội loài người. Trong đa phần lịch sử nhân loại, trẻ em khởi sự trải nghiệm thực tế khi chúng lên 7, chứ không phải 27…

Dĩ nhiên, người già luôn luôn phàn nàn về người trẻ. Nhưng lối giải thích mới chủ yếu dựa trên thời điểm phát triển nhằm giải thích thật dễ thương cho những nghịch lý về vụ thu hoạch đặc thù của tuổi vị thành niên; minh họa cho hai sự kiện quan trọng thuộc tâm trí và não bộ.

Thứ nhất, trải nghiệm định hình não bộ. Thứ hai, phát triển giữ vai trò chủ đạo trong việc giải thích bản chất con người.

Nói ngắn gọn, tin tức tốt lành là chúng ta không chỉ đành buộc phải chấp nhận các mẫu hình phát triển của bộ não vị thành niên. Thực sự thì chúng ta có thể định hình và thay đổi chúng.

Các tác phẩm văn học lớn lao viết về tuổi vị thành niên hay giả định chúng là đối tượng vẫn mải mê tìm kiếm, liều lĩnh và lạc lõng, là những kẻ đặt nghi vấn hết sức nồng nhiệt về các giá trị xã hội hơn bất kỳ ai khác; chúng là người bị ám ảnh với các cấu trúc xã hội đáng ngờ, bận tâm với vô vàn chi tiết nhỏ nhặt về đời sống lãng mạn, tâm lý và cảm xúc riêng có, và cả trạng thái tâm hồn của chúng nữa.

… Tôi nhớ tới cuốn sách của một thời thật khắc khoải, dữ dội và tuyệt đẹp.

Và trong khi tiếp tục dự tính theo dòng định nhắc tới một tài liệu tham khảo dạy cách thiết lập ranh giới ở lứa tuổi vị thành niên (đặng làm sao học cách kiểm soát đời mình nhờ biết khi nào thì nói ‘Vâng’ và tại sao phải nói ‘Không’) thì tôi chợt phát hiện bài viết giới thiệu năng lực nói “có” và “không” của một số người Việt trưởng thành đang làm quan chức.

Wow, trách ai đây, bi hài thay, rõ ràng không chỉ có các cô nàng đỏng đảnh đang độ tóc mai mới phải khổ ải từng trải vượt qua…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top