Đôi mắt và nỗi rắc rối của ước muốn nhìn

[Bài này được gõ vội vàng, ngoài lý do ‘sự sinh- sinh sự’ quen thuộc lâu nay thì còn cốt để tác giả tự mím chi xíu trước sự kiện lần đầu tiên mất cái vai đầu bảng tưởng chừng mãi mãi, thậm chí, không có mặt ngay trong danh sách trang, bài xôm trò rồi e đành ngượng ngùng nhường ngôi cho hắn.

(Thành thật xin lỗi nếu ai đó quan tâm truy cập, nhất là quãng nửa đêm về sáng, theo từ khóa tới blog Tâm Ngã song không thấy gì như ý cả.)]

Nhận biết trẻ tự kỷ qua đôi mắt“. Tin đưa quá chừng chi tiết, đầy ấn tượng về một cuộc triển lãmtrao đổi đang diễn ra (clip, ảnh chụp minh họa dễ thương).

Trong các vấn đề giác quan trẻ mắc tự kỷ gặp phải, thị giác luôn được chú ý; thậm chí, đáng xem xét nghiên cứu gợi tò mò về việc qua phân tích chức năng thị giác ở trẻ mắc tự kỷ đã khẳng định sự thiếu hụt trong độ quy tụ của mắt nhìn.

Cần biết rằng, dù nhiều quan sát lâm sàng, những công trình tiến hành và báo cáo từ các bậc làm cha mẹ lâu nay cho là trẻ mắc tự kỷ thể hiện kiểu tri giác và chức năng thị giác không điển hình– thí dụ, tính tinh tường của mắt nhìn tăng lên, nhạy cảm cao hơn với ánh sáng và gặp phải nhiều hơn chứng lé (lác) mắt– thì hiểu biết của chúng ta về cơ chế điều khiển nhằm giải thích những bất thường thị giác như thế vẫn còn khá hạn chế.

Theo nghiên cứu vừa nêu, nhóm tác giả thấy 11% trẻ phát triển bình thường và 31% trẻ mắc ASD (Rối loạn Phổ Tự kỷ) gặp vấn đề về sự suy hỏng thị giác– chẳng hạn, cận thị (myopia), loạn thị (astigmatism), v.v… Khác biệt này mang ý nghĩa thống kê; nghĩa là trẻ mắc ASD thực sự dễ gặp phải các trạng thái này hơn rất nhiều, so với trẻ phát triển bình thường.

Trẻ mắc tự kỷ cũng thể hiện sự yếu kém hơn hẳn về độ tinh tường thị giác (visual acuity)– dù vẫn trong giới hạn bình thường–, và độ quy tụ (convergence)  thấp hơn. Độ quy tụ nhằm xử lý sự chuyển động của đôi mắt hướng về nhau để duy trì tiêu điểm các đối tượng đang tiếp cận hoặc thuộc ranh giới gần sát.

Phát hiện độ tinh tường thị giác suy giảm ở trẻ mắc tự kỷ– khi so sánh với trẻ phát triển bình thường– mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra độ tinh tường ở trẻ mắc tự kỷ tăng lên.

Nhận định này mang chúng ta đến giới hạn cơ bản của nghiên cứu đang trình bày.

Dường như, nghiên cứu được quảng cáo như một nghiên cứu về chức năng thị giác của tự kỷ. Do đó, lượng bố mẹ đáp ứng đề nghị tham gia thực nghiệm cơ chừng nghiêng xu hướng con cái gặp vấn đề về thị giác; điều ấy giải thích ít nhiều các mức độ cao những vấn đề thị giác quan sát thấy trong nhóm tự kỷ cũng như các tỷ lệ thấp hơn về độ tinh tường thị giác. Tuy thế, các tác giả của nghiên cứu này cũng nhận ra tỷ lệ lác mắt (strabismus) thấp hơn những báo cáo từng công bố.

Vấn đề độ quy tụ gợi kích thích. Độ quy tụ là một trong các cơ chế chúng ta dùng để ước tính chiều sâu và khoảng cách. Độ quy tụ bị hạn chế do đó, có thể liên quan với tri giác chiều sâu.

Nghiên cứu thượng dẫn gây tò mò, bởi vì hồ sơ tâm lý thần kinh của trẻ mắc tự kỷ chức năng cao (high functioning autism) thường rất tương tự với các quan sát thấy được ở trẻ khiếm khuyết việc học hỏi ngôn ngữ không lời (gồm những yếu kém liên quan trong chức năng vận động – thị giác).

Ngoài ra, nhiều bố mẹ có con mắc ASD cho biết là con cái họ gặp trục trặc khi chơi thể thao và các hoạt động thể lý khác. Vậy nên, tự hỏi việc giảm thiểu độ tinh tường như thế có thể ảnh hưởng ra sao chức năng vận động – thị giác ở tự kỷ.

Một tóm tắt thú vị nữa cho thấy sự ác cảm (aversion) đôi mắt có thể ảnh hưởng tới sự tri nhận khuôn mặt của trẻ mắc tự kỷ.

Tri nhận toàn bộ khuôn mặt là xu thế trải nghiệm và xử lý các khuôn mặt như một sự “tổng thể” chứ không phải là cộng lại các phần.

Ví dụ, khi đề nghị tri nhận một “cái mũi”, người ta thường hay nhìn ra nó như phần của khuôn mặt (thậm chí một khuôn mặt không thật) hơn là việc cái mũi được trình bày cách biệt.

Nhìn nhận việc hiểu biết về các khuôn mặt là một bước phát triển cốt yếu và nghiên cứu chỉ ra những bất thường trong tri nhận khuôn mặt ở tự kỷ, các tác giả của công trình muốn xem xét sự phát triển của các năng lực tri nhận khuôn mặt trong nhóm trẻ mắc tự kỷ, so sánh với nhóm trẻ mắc các rối loạn phát triển khác như hội chứng Williamshội chứng Down.

Các tác giả phát hiện thấy, cả ba nhóm chẩn đoán đều chứng tỏ tính bất thường trong sự phát triển về tri nhận khuôn mặt, khi so sánh với trẻ phát triển bình thường.

Tuy thế, kiểu bất thường hết sức khác biệt nhau giữa các nhóm.

Trong khi các mẫu hình của sự khác biệt quá phức tạp để tóm tắt lại ở đây thì thiển nghĩ, một phát hiện đặc thù gây nhiều kích thích.

Trẻ mắc tự kỷ chức năng thấp (không phải chức năng cao) chỉ ra một sự bất lợi ở chuyện định hình đôi mắt dù thuận lợi trong chuyện định hình những cái mồm miệng. Hơn nữa, chúng cũng giỏi hơn trong việc định hình các đôi mắt và cái mũi khi những thứ này được  lộn ngược– hơn là khi hướng lên trên. Điều này trái ngược với những gì thấy ở trẻ phát triển bình thường.

Các tác giả thảo luận cách thức điều này có thể là do một sự ác cảm khi nhìn thật trực tiếp vào đôi mắt, nhất là với những khuôn mặt ở tư thế đứng thẳng.

Do đó, những sự thiếu hụt quan sát thấy trong tri nhận khuôn mặt ở nhóm trẻ mắc tự kỷ có chức năng thấp dường như không phải tạo nên vấn đề trong sự phát triển tự thân các tiến trình tri nhận tổng thể khuôn mặt, thay vào đấy, sự yếu kém này có thể do một sự ác cảm tự nhiên khi nhìn chòng chọc vào khu vực đôi mắt của khuôn mặt.

… Vì tự kỷ đâu chỉ là chuyện trẻ con nên chủ đề đôi mắt và độ rắc rối của ước muốn nhìn cần được khai triển thêm chút, hầu vĩ thanh cảm thông, chia sẻ cùng bố mẹ có con mắc tự kỷ trong khí vị buồn vui dân dã, đời thường.

Nhà hiền triết cổ đại Seneca đã phán rằng, “đôi mắt sẽ không nhìn thấy khi trái tim ước muốn chúng bị mù“; dù ngày càng nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ nhận xét khôn ngoan cũng xưa cũ ghê gớm: “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”.

Tuyên bố của Seneca tự nó giải thích khá rõ ràng; đặc biệt trong bối cảnh cảm xúc. Tỷ dụ, thiên hạ quen thuộc phát ngôn “tình yêu thì mù quáng” (“Love is blind”).

Bởi trong nỗi đớn đau tột cùng khi tình yêu mới hé, chúng ta thường mù tịt trước bất kỳ lỗi lầm khả dĩ nào của người khác. Hoặc lúc giận dữ, chúng ta cũng hay bị che mờ trước các phẩm chất tốt đẹp, dễ thương của người khác.

Trái tim tiếp quản và đôi mắt chẳng nhìn thấy. Vì thế, nên chăng người ta cần dành thời gian để lắng nghe đôi mắt và nhìn thấy đôi tai họ; gì gì, xin đừng tiêu tốn vào những khoảnh khắc ngắm nghía bọn trẻ yêu nhau nhé.

0 thoughts on “Đôi mắt và nỗi rắc rối của ước muốn nhìn”

  1. Anh Toàn mà để link đến “nó” như vậy sẽ khiến “nó” tiếp tục lên ngôi đầu bảng nữa!

    1. Yên tâm cô ạ. Dẫn tới (bởi cần minh họa cụ thể) đâu có nghĩa muốn cái sẽ nảy nòi, xuất hiện ra được ngay đâu; nhất là, theo quy luật vô thường (impermanence) thì cái gì có khởi đầu tất có kết thúc mà cô. “Nó” do mình tạo ra, nên quyền năng mấy, thu hút sự chú ý đến mấy rồi cũng phải tiêu tùng, tan biến trong thinh không, mất dạng chắc chắn thôi.

Leave a Reply to N.T Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top