Hay luyên thuyên, buôn chuyện rất dễ bị ghét và được xem là kẻ kém cỏi

Buôn chuyện, bàn tán có thể là sự gắn kết xã hội, ràng buộc chúng ta lại với nhau. Song, những kẻ hay luyên thuyên đủ điều, chuyên nghề đơm đặt, buôn dưa chuyện thiên hạ (gossipers) không những bị coi là thật đáng ghét mà còn chẳng có ảnh hưởng xã hội.

Tác giả Sally Farley phát hiện ra điều trên sau khi phỏng vấn 128 đối tượng (hầu hết là nữ sinh viên) xem họ nghĩ gì về những kẻ họ biết– buôn chuyện rất nhiều hay tuyệt chẳng hề lắm lời chút nào, rồi đánh giá mức độ dễ thương và ảnh hưởng xã hội của người đó, cộng thêm 21 items thể hiện các nét gây phiền nhiễu khác nữa.

Nhằm che đậy mục đích thực chất của nghiên cứu, từ “buôn chuyện” (gossip) đã không hề được sử dụng. Thay vào đó, những người tham gia thực nghiệm được bảo đây là nghiên cứu về “truyền thông không chính thức” (informal communication) và hướng dẫn đặc thù để tìm hiểu việc ai đó “dành nhiều thời gian (hoặc ít thời gian) nói về người khác khi họ vắng mặt”.

Nhằm đề nghị người tham gia thực nghiệm tưởng tượng về một kẻ buôn chuyện thường xuyên, một cách chi tiết hơn là họ thử hình dung về ai đó nói những lời tiêu cực hoặc tích cực về kẻ khác khi đối tượng vắng mặt.

Chung quy, những kẻ buôn chuyện dây dưa ít được thích hơn người không đàm tiếu.

Trong thang đo ưa thích gồm 13 items, mỗi item cho điểm 1- 9 thì những kẻ buôn chuyện tiêu cực tính trung bình 37 điểm, người không dưa cà mắm muối gì 47 điểm. Ngoài ra, những kẻ buôn chuyện phong phú bị xem là kém hẳn về quyền lực mang tính xã hội, đặc biệt nếu họ là những kẻ buôn chuyện, đặt điều tiêu cực.

Những phát hiện nêu trên trái ngược với một vài nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, các cô gái càng nhiều bạn bè thì càng rất thích buôn dưa.Thậm chí, có nhà Nhân học còn liên kết chuyện buôn dưa với sự chải chuốt, bóng bẩy thể hiện ở các loài giả nhân, mà cả hai hoạt động này nhằm tăng cường sự gắn bó xã hội.

Một dẫn dắt khác dính tới chủ đề nghiên cứu trình bày hiệu ứng lương năng thông thường như là “sự chuyển đổi thái độ hết sức hồi quy“– đơn giản, phát hiện thấy ai nói lời tốt đẹp về những người khác khi họ vắng mặt thì được đánh giá là thật dễ thương ghê, trong khi những kẻ thích vu khống, phỉ báng sau lưng người khác lại bị xem là ác nghiệt hơn hẳn.

Nghiên cứu đang bàn mở rộng một cách hiệu quả điều này cốt chỉ ra rằng, những kẻ buôn chuyện tiêu cực không chỉ bị ghét bỏ mà còn được thiên hạ nhìn nhận là kém cỏi về mặt xã hội.

Mặc dù còn vài khiếm khuyết, nghiên cứu trình bày một trong số ít ỏi thực nghiệm về cách thức kẻ buôn chuyện qua sự tri nhận của người khác, Farley kết luận. Nghiên cứu tương lai sẽ xem xét một số yếu tố trung gian quan trọng khác về sự buôn chuyện như ấn nhập trong buôn chuyện, chủ đề dưa lê, và động cơ cho chuyện buôn (phục vụ nhóm đối lập với phục vụ cho chính cá nhân).

Lời cuối. Nếu thích ngắm bức ảnh trên thì mời xem tiếp để tò mò biết thêm những đôi môi buông tuồng điều gì.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top