Các chuyên gia nhận thấy, đôi khi không phải toàn bộ các đối tượng nhân cách bệnh (psychopathy) đều là tội phạm bạo lực, giết người.
Theo nghiên cứu, nhiều đối tượng ấy vẫn sống không gây chú ý gì giữa chúng ta. Những kẻ có phần nhân cách bệnh lành tính nhiều hơn đa số chưa phát hiện ra; thậm chí, khó rõ ràng phương thức so sánh với những phần xấu xa hơn trong họ.
Một trăm sinh viên đại học đã hoàn thành bảng tự đo lường nhân cách bệnh qua thăm dò 4 lĩnh vực chính– thiếu hụt khả năng thấu cảm, hoang tưởng tự cao tự đại, tính xung hấn và phạm tội.
Đỉnh 33% và đáy 33% trong thang điểm số tạo thành các nhóm nhân cách bệnh cao và thấp. Sau đó, các nhóm nhân cách bệnh cao và thấp hoàn thành các trắc nghiệm tâm lý thần kinh vốn thường được dùng trong nghiên cứu với nhân cách bệnh gây án.
Các sinh viên mang nhân cách bệnh cao cho thấy cũng có mức thấu cảm thấp khi làm trắc nghiệm tự báo cáo, đồng thời cho điểm số kém cỏi trong nhiệm vụ đánh bài Iowa Card (so với các sinh viên nhân cách bệnh thấp), phản ánh cùng kiểu thể hiện thấy ở các nhân cách bệnh phạm tội. Trò chơi đánh bạc này được xem là cách đo lường chức năng một phần đặc thù thuộc vùng trán não bộ gọi là vỏ trán-hốc mắt (OFC)– liên quan tới cảm xúc và việc ra quyết định.
Tuy thiếu hụt ở phần trên, song các sinh viên nhân cách bệnh cao đã chứng tỏ chức năng vận hành và IQ bình thường, giống như hầu hết nhân cách phạm tội. Nhóm nghiên cứu cho rằng, phát hiện của họ chỉ ra các nhân cách bệnh phạm tội và không phạm tội chia sẻ cùng một tiết diện, biên dạng tâm lý thần kinh.
Vậy, những gì khiến các nhân cách bệnh tội phạm trở nên bất ổn, trong khi các nhân cách bệnh không phạm tội thì chẳng phải như thế? Nhóm tác giả công trình suy đoán, có thể các nhân cách bệnh tội phạm bị lèo lái hướng tới việc phạm tội là do bối cảnh sống của họ, nhất là do thiếu vắng giám sát của bố mẹ từ bé, sự mất mát và có bố mẹ đang bị kết án.
Nghiên cứu đi đến kết luận rằng, tiếp tục tập trung vào bản chất của nhân cách bệnh qua xem xét các mẫu phạm tội và không phạm tội là rất quan trọng, vì nó giúp tỏ lộ một số yếu tố bảo vệ các nhân cách bệnh không phạm tội khỏi trở thành nhân cách bệnh gây án và do đó, giảm thiểu sự tàn phá về mặt cảm xúc và tài chính khiến họ trút giận, gây hại.
Các nhân cách bệnh lý cơ chừng không hề mủi lòng trước câu từ, lời nói và ai biết đâu, có thể mình đang hẹn hò với một đối tượng như thế.
Các bảng hỏi đo lường nhân cách bệnh ở trẻ em và vị thành niên không nên được sử dụng trong bối cảnh lâm sàng và tư pháp vì tính hợp pháp của chúng vẫn chưa được xác quyết.
Đây là văn bản giáo khoa về nhân cách bệnh, kèm trích chẩn đoán về rối loạn nhân cách chống đối xã hội (F60.2) từ Bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10, Việt- Anh):
Rối loạn nhân cách có đặc điểm là sự không quan tâm đến các ràng buộc xã hội và sự vô tình một cách chai lỳ đối với cảm xúc của những người khác. Có sự khác biệt lớn giữa hành vi ứng xử và các quy tắc chuẩn mực xã hội hiện hành. Hành vi này không thể nhanh chóng thay đổi khi gặp một tình huống bất lợi bao gồm cả hình phạt. Bệnh nhân không thể chịu đựng nổi sự thất bại và rất dễ bùng nổ những cơn gây hấn bao gồm cả bạo lực; bệnh nhân cũng có khuynh hướng trách mắng những người khác hoặc đưa ra những lý lẽ khéo léo để biện minh cho hành vi xung đột với xã hội của bệnh nhân. (tr.243)
Còn đây thì đặt vấn đề liệu một cái trắc nghiệm có thể xác định ai đó là nhân cách bệnh hay không.
Một ngày bình yên.