April 2012

Ăn chay: làm sao bán cho đối tượng không muốn mua?

Đang dở bữa trưa thì bạn gọi điện mời tới quán cơm chay. Thiệt tội nghiệp, Mồng Một vào ngày cuối tuần mà khách tới nhà hàng thưa thớt, chưa đủ chục. Cô bạn nhận xét, cách bố trí phòng ốc tầng lầu, bàn ăn và trang trí tường nhà không hợp lý lắm. Nhằm

Ăn chay: làm sao bán cho đối tượng không muốn mua? Read More »

Bới che về, hè tới

Bới che về, hè tới

Vào hạ rồi. Những cái tôi e chừng lại không ngừng nghỉ xưng tội. Các chuyến đi hồ hởi khởi hành lúc tờ mờ sáng và mải mê lê la đường phố cho đến tận lúc cơn ngái ngủ buộc phải xuống nằm.

Qua trang sách miên man ám ảnh tin tưởng và gắn bó, mùi vị thức uống phố thị cứ ngỡ là kiểu kiểm duyệt ý nhị cài cắm hờ hững rằng, đừng bao giờ quên trông chừng tâm trí mình. Vì đó là cách chăm sóc bản thân tốt nhất.

Mùa nắng nóng, tăng trưởng, hướng ngoại và uể oải tìm chốn tránh né cho thấy tháng ngày chở che này luôn ẩn giấu nghi thức tâm linh thiết thực: nguyện cầu hài hòa, yên ổn và lành mạnh cho tất cả.

Vui thay.

Bới che về, hè tới Read More »

Tôi yêu anh ấy. Không, đó là điều bị cấm đoán…

Tôi yêu anh ấy. Không, đó là điều bị cấm đoán. Do vậy, tôi phải ghét anh ấy. Không, mà điều đấy cũng bị cấm đoán luôn. Nên chi, anh ấy ghét tôi.

Đó là lời của Freud từ năm 1911 minh họa suy tư Phân tâm trong việc diễn giải phương thức phòng vệ chống kháng với tình yêu bị cấm đoán (forbiddden love).

Thấy rằng, dù bao ảo vọng điên đảo (paranoid delusions) ngụ ý điều gì thái quá thì những cảm nhận hoang tưởng vẫn là dấu hiệu của trải nghiệm thường ngày, bất luận chúng thường dẫn dắt ta ngờ vực hoặc thù địch dai dẳng… Khi đời sống diễn tiến theo chiều hướng tồi tệ hẳn đi, chẳng đáng ngạc nhiên nếu phóng chiếu ra ngoài nỗi hụt hẫng (frustration) và niềm tức giận (anger), rồi mình còn tự thắc mắc sao kẻ khác hoặc đích thị cả tự thân đời sống nữa, cơ chừng buộc hiển hiện thế cho chính ta chăng. Đây là cách thông dụng dùng xử lý các cảm xúc tiêu cực, bởi những ý nghĩ điên đảo là cơ chế phòng vệ giải quyết va chạm đối lập trước nỗi tức giận hoặc thù hận của người ta.

Tôi yêu anh ấy. Không, đó là điều bị cấm đoán… Read More »

Nhắn (10): Thở thật ý thức đi nhé!

Thở thật ý thức đi nhé!

“Thở là chiếc cầu nối đời sống với ý thức, hợp nhất thân thể mình với những suy tư.”– Thích Nhất Hạnh.

Đây không phải là một khái niệm mới. Từ “breath” trong tiếng Anh mang nghĩa “tính mệnh và sinh khí”; từ “tâm linh” (spirit) vốn xuất phát bởi “spiritus” (Latin) nghĩa là “thở”. Vào thời Hy Lạp cổ đại, “thần linh, sự hô hấp” (pneuma) gồm cả không khí và tâm hồn. Trong tiếng Hebrew, “ruach” nghĩa là hơi thở và tinh thần sáng tạo.

Ấn bản King James của bộ Kinh Thánh, “tinh thần”, “hơi thở” và “hơi thở của đời sống” được nhắc tới 502 lần. Theo văn hóa Vedanta của Ấn Độ giáo, đó là Prana, là Qi tại Trung HOa, Mana thuộc văn hóa Hawaii, Lung trên Tây Tạng. Tất tậtt đều quy chiếu về dòng chảy của lực sống hoặc tinh thần bên trong chúng ta, một nguồn năng lượng thiêng liêng mà nghĩa đen thuần câu chữ là làm sinh động thân thể và cho chúng ta sự sống.

Hầu như đa phần chúng ta không để ý tới hơi thở và thường thở nông cạn bằng ngực, thay vì từ bụng. Thở có ý thức dễ làm sạch tâm trí và kiến tạo mối kết nối nội tại sâu xa sẽ trợ giúp chúng ta quản lý đời sống xô bồ thường ngày. Điều quan trọng là dành thời gian mỗi ngày để thở một cách có ý thức.

Và đừng quên lời Phật dạy rằng, mạng sống con người tồn tại trong một hơi thở.

Nhắn (10): Thở thật ý thức đi nhé! Read More »

Scroll to Top