Dù thôi miên đã được sử dụng hàng mấy trăm năm nay, song vẫn còn nhiều điều cần học hỏi thêm về cội nguồn cũng như phương thức họat động của nó.
Thôi miên là trạng thái ý thức, và mặc dù khởi sự từ bộ não thì nó vẫn có thể khó khăn để nghiên cứu.
Tuy thế, các nghiên cứu về màu sắc và cách màu sắc được người ta tri nhận trong một trạng thái thôi miên sẽ càng nâng cao hiểu biết tỏ lộ phương thức thôi miên tác động tới bộ não và khả năng của nó trong xử lý màu sắc.
Milton Erickson là một trong các nhà nghiên cứu thôi miên hàng đầu của thế kỷ XX, nhà tâm thần học chuyên sâu thôi miên y học. Ông đã sáng lập Hiệp hội Thôi miên Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Lập trình Ngôn ngữ- Thần kinh (NLP) và dày công thực hiện nghiên cứu về quyền lực của vô thức, kể cả nhiều nghiên cứu về màu sắc.
Erickson và Erickson (1938) tiến hành một nghiên cứu với 4 người tham gia. Họ được ám thị thôi miên rằng một mẩu giấy trắng thực sự màu đỏ, xanh nước biển, xanh da trời, hoặc màu vàng. Những người này cũng được thôi miên ám thị đặc thù để nhìn thấy màu sắc bổ sung của mẩu giấy trước khi phô ra một mẩu giấy trắng.
Kết quả chỉ ra, tất cả 4 người đều ảo giác màu sắc bổ sung của mẫu giấy có trước. Đây là thành tựu của thôi miên và ám thị thôi miên.
Erickson (1939) thực hiện một nghiên cứu khác cũng liên quan màu sắc và ám thị thôi miên; cụ thể là hiện tượng mù màu (color-blindness).
Nghiên cứu gồm 6 người tham gia có thị lực bình thường. Ám thị thôi miên được thiết kế nhằm gây tạo nên hiện tượng mù màu. Người ta cũng tiến hành làm test Ishihara để đo phạm vi mù màu.
Một đối tượng liên kết con số 3 với màu đỏ rồi sau đó nhận ám thị thôi miên thì đã không còn khả năng hiểu biết con số 3. Nghiên cứu này đưa Erickson tới nhận định: mù màu nảy sinh thuộc miền vỏ não và thôi miên có thể ảnh hưởng tới nó.
Một nghiên cứu khác nữa với 8 đối tượng thôi miên rất sâu. Mục tiêu là cung cấp thấu hiểu khi vào thôi miên và nhìn như thể thôi miên tác động tới tri giác màu sắc.
Mấy người này được đề nghị nhìn một mẫu hình màu sắc đặc thù trong khi đang đón nhận một chụp quét PET. Nhóm tác giả xem xét các khu vực dạng thoi và thuộc ngôn ngữ trong não bộ rồi so sánh với các hình ảnh mà người tham gia thực nghiệm nhìn các mẫu hình màu sắc và khi họ thấy các mẫu hình chất xám.
Kết quả nghiên cứu (suốt kỳ thôi miên) chứng tỏ, bán cầu não trái và phải cho thấy hoạt động khi người tham gia thực nghiệm được đề nghị nhìn màu sắc. Dẫu thế, khi các đối tượng tham gia được đề nghị nhìn màu xám thì họat động não bộ bị giảm.
Nghiên cứu cũng tỏ lộ sự thay đổi trong dòng huyết mạch ở bán cầu não trái bất kể người tham gia có nhận thôi miên hay không.
Các phát hiện của nghiên cứu vừa nêu cho thấy, thôi miên là một trạng thái ý thức với các mối tương quan thần kinh rõ rệt.