Xung đột gia đình: mình đang cãi nhau vì chuyện gì vậy nhỉ?

Theo thông lệ, cần biết mình đang ở đâu thì mới rõ hơn lộ trình dấn bước.

Điều này cũng tương tự với các gia đình trải qua xung đột.

Tuy vậy, phàn nàn thường gặp là mỗi gia đình trong trạng thái đó chẳng hề biết họ xuất phát từ đâu đây hoặc cách thức để khởi sự tiến trình hàn gắn; khiến cho xung đột diễn biến không ngừng và tạo nên những cảm giác quá sức chịu đựng.

Nhận ra điểm bắt đầu chỉ là một mảnh bé nhỏ đối với vấn đề phức tạp này. Một điểm căn cốt nữa là cố hiểu nguyên nhân ẩn bên dưới xung đột. Dĩ nhiên, xung đột có nhiều dạng kiểu; hoặc do bất đồng trong ước muốn và nhu cầu, giành giật quyền kiểm soát trong nhà, hay khác biệt ý kiến về một chủ đề nào đó.

Những biểu hiện như vậy, bất chấp tính đúng đắn, đáng tin cậy thì chúng luôn đặc trưng thuộc ẩn dụ tảng băng trôi của xung đột gia đình. Theo kinh nghiệm bản thân, nhiều thứ lắm hòa cùng làn nước u ám ấy.

Vẫn giấu che, mờ tỏ không ít sự vụ lớn lao và sâu sắc hơn chưa được khám phá hoặc chạm tới. Thi thoảng, khi trao đổi, chuyện trò  thì những gia đình xung đột còn dùng các chiêu trò quen biết vừa nêu để làm xao nhãng những chuyện tuyệt đối cấm đụng đến.

Nói khác, gia đình sử dụng những tranh cãi giả tạo ghê gớm hơn thành phương tiện bộc lộ sự rối bời hoặc hối tiếc của chính bản thân, nhằm thoát tránh khỏi những cuộc trao đổi hết sức khó khăn về các vấn đề đang trú ngụ… Vô cùng rõ ràng, đây là một hành động vô thức. Những màn hình khói sương được phủ lên ngõ hầu che kín và tô nhòe đi những dồn chứa chen đầy cảm xúc.

Chẳng hạn, gia đình có một mối quan hệ gần gũi, thân thiết mà gần đây chợt bị lờ tịt. Mọi thành viên trong nhà cảm thấy những xúc cảm mạnh mẽ, căng thẳng và cố nỗ lực để điều hướng tiến trình buồn thương, song họ lại đang trải qua thời điểm khó khăn cho việc bộc lộ cảm xúc rồi hỗ trợ người khác xử lý sự vụ liên quan.

Với một đứa trẻ, tình huống bi kịch khiến nó học hành chểnh mảng ở trường. Chuyện này gây ra tranh cãi tại nhà, làm xung đột tăng thêm vì đứa trẻ đang chứng thực một vài dấu hiệu rắc rối trong hành vi và chuyện bài vở (giả tạo). Gia đình, đến lượt họ, nhắm mục tiêu cãi cọ vào điểm số của trẻ, vì chừng nào họ còn tranh cãi về chuyện học hành của con cái thì họ càng đỡ bị quấy nhiễu liên tục bởi tiến trình than vãn, đau buồn luôn đính kèm quá nhiều cảm xúc. Từ đấy, gia đình chuyển sang chú tâm tới lo lắng khác.

Qua ví dụ, gia đình dùng các cuộc cãi cọ bây giờ để đảm bảo việc duy trì gia đình tồn tại. Hành động xung đột giả tạo trở thành phương tiện biểu thị sự hụt hẫng, song lại giữ họ không phải đương đầu với nỗi đau che giấu. “Tôi không có thời gian để mà đau lòng bởi sự mất mát!”, “Tôi có thể dành sự chú tâm tới chuyện ly dị sau. Lúc này, tôi cần dồn tâm trí trả nợ các khoản trước đã. Mọi thứ đắt đỏ, tốn kém quá!”

Các gia đình quen chiêu nhãng ra như một kỹ năng đối phó nhằm đẩy lui, ngăn chặn và ngoảnh mặt với cơn đau muốn hiện diện càng lâu càng tốt thì chức năng gia đình có thể bị ảnh hưởng từ những tàn phá cảm xúc nhỏ nhặt liên quan.

Thách thức gồm hai lớp. Thứ nhất, trợ giúp gia đình trong việc xác định sự khác biệt giữa các tranh cãi giả tạo và tranh cãi thực tế thông qua nỗ lực xóa tan làn khói mù che phủ mơ hồ. Thứ hai, trợ giúp gia đình trong việc truyền thông, trao đổi với nhau thật hiệu quả nhằm giảm thiểu các kỹ năng đối phó tiêu cực và củng cố, tăng cường truyền thông và nâng đỡ.

Nhờ thế, gia đình có thể hạn chế tối đa hoặc dập tắt xung đột thiếu tập trung và ưu tiên nhắm vào sự hiểu biết và trưởng thành cá nhân, cải thiện động năng chung của toàn bộ gia đình.

Cần chuyên tâm khi nỗ lực định hình và thấu hiểu xung đột gia đình, vì như mọi thứ khác, đòi hỏi thời gian và năng lực tự suy xét bản thân (sẽ tiến bộ dần nhờ luyện tập).

“Hành trình ngàn dặm khởi từ bước chân đầu tiên”, con đường hiểu biết và giải quyết xung đột gia đình không thể vội vàng, tắc trách.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top