Cơn trầm cảm quay về khi người yêu chợt ghé lại?

Hỏi: Người em yêu hơn một năm nay vừa ghé thăm em hôm qua. Em đã từ bỏ hy vọng lâu rồi, song hồi đêm bọn em đã hôn nhau. Em không mơ tưởng cảm xúc quá sung sướng, không phải vì em vẫn còn tình cảm với anh í mà bởi vì điều gì đó em thực lòng muốn sau quãng thời gian dài như thế, cuối cùng cũng xảy đến cho em. Đây là lần đầu tiên em hôn một người mà lại khiến em xốn xang, sâu đậm đến vậy.

Hôm nay thì anh í rời xa, và lần đầu tiên em vẫn còn cảm thấy thật tuyệt vời. Em gặp bọn bạn thân và khoe um khắp cả, với cảm xúc vô cùng hân hoan khó tả nổi lắm ạ.

Và khi kết thúc một ngày, những suy nghĩ của em bắt đầu từ sự kiện rằng điều tuyệt vời này đã xảy ra rồi, rằng nó sẽ không xảy ra lần nữa đâu– em nghĩ, anh í là người hết sức thực tế. Em đã cảm thấy thật tốt đẹp vào lúc đó, song bây giờ, khi đêm lại đến, em không cảm thấy tốt đẹp một chút nào. Em vẫn còn thấy hạnh phúc và biết ơn vì điều đó đã xảy ra, nhưng tất cả những gì em có thể nghĩ chỉ là thế này thôi ạ: một trải nghiệm mà em đợi chờ quá lâu giờ đã kết thúc rồi, và em cảm thấy trầm uất suốt chiều tới giờ…

Dường như với em, chuyện kiểu này luôn luôn xảy ra; những ngày em cảm thấy cực kỳ sung sướng cũng hầu như là những ngày sau đó em cảm thấy trầm buồn ghê gớm. Hiểu biết về khoa học thần kinh của một sinh viên sắp tốt nghiệp đại học giúp em đi đến một lý thuyết mang ý nghĩa cho riêng em rằng, hạnh phúc có nguyên nhân từ các endorphines— một sự thay đổi trạng thái cân bằng do các chất dẫn truyền thần kinh giải phóng ở trong não. Sau khi vì bất kể nguyên nhân gì, hạnh phúc ra đi thì các hóa chất trở về lại các mức độ bình thường.

Liệu câu chuyện thất vọng của em có điều gì tương tự trải nghiệm của những người sau khi dùng ma túy không ạ? Em cảm thấy cơn trầm cảm của mình giữ vai trò như một sự phản bội mà nguyên nhân gây ra là do nỗi niềm hạnh phúc của em trước đó. Có phải đúng thế không ạ? Em đang dùng các chất ma túy do con người em chủ yếu tạo ra hết sức tự nhiên chăng?

Phản hồi của blog Tâm Ngã:

Dù lý thuyết của bạn nghe ra thật khá hay ho, song tôi tưởng tượng ở đây có nhiều điều hơn thế.

Không ít người thích nghĩ rằng, các cảm xúc và hành vi được điều khiển duy nhất bởi hóa chất trong bộ não của chúng ta.

Nghiên cứu chỉ ra chuyện không hề đơn giản vậy. Chẳng hạn, nghiên cứu phát hiện đối tượng trải qua một cơn sang chấn khủng khiếp thì sẽ để lại cái gọi là “hình xăm sang chấn” (trauma tattoo) ở trong não. Nói khác, điều gì xảy đến với họ (nuôi dưỡng) ảnh hưởng tới thân xác họ (tự nhiên). Đến lượt nó, “hình xăm” này (tự nhiên) tác động tới hành vi và cảm xúc của họ mà rồi sẽ làm biến đổi môi trường của họ (nuôi dưỡng). Vậy điều chúng ta kết cục sống với là cái vòng thòng lọng.

Sẽ dễ chịu hơn hẳn để đổ lỗi cảm xúc chúng ta cho các hóa chất trong não bộ, bởi vì rồi mình sẽ luôn luôn biết điều mong đợi (như lý thuyết của bạn) và mình sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các hành động bản thân gây ra.

Thực tế điều đó không đúng. Một vài thất vọng bạn trải qua có thể khởi từ sự hiệu chỉnh chức năng sinh lý.

Khi chúng ta xây dựng một sự kiện đạt đến mức độ cao ngất ngưỡng, chúng ta thật không thể đoán trước mình có thể chống đỡ, phấn khích hoặc cảm xúc tích cực lâu dài đến đâu. Thứ cảm xúc căng thẳng kiểu thế đòi hỏi rất nhiều năng lượng, và đơn giản không thể duy trì suốt thời gian được. Tới một mức nào đó, trạng thái cân bằng cảm xúc buộc phải được “hiệu chỉnh” và hồi lại các mức độ bình thường. Chuyện này chẳng có gì sai trái hay tai hại, song, như bạn từng lưu ý, sự thất vọng thì chẳng hề vui vẻ gì.

Nhằm tránh một sự hiệu chỉnh sinh lý lớn lao đến thế, giải pháp có thể hữu ích là làm dịu các kỳ vọng của mình một tí. Nhiều người đeo bám điều họ nghĩ sẽ làm thay đổi cuộc đời, một sự tương tác rồi đây làm biến chuyển tất cả và tạo nên cứu cánh cho sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, khi sự kiện rốt ráo xảy đến, họ nhận ra rằng mọi thứ không hoàn toàn như họ tưởng nghĩ, và hậu quả là, họ cảm thấy vỡ mộng; thậm chí, họ còn cảm thấy một sự mất mát, lạc lõng vì  mục tiêu đặt định đã chạm tới rồi và họ chẳng biết sắp tới sẽ làm gì tiếp theo đây…

Có lẽ, đó cũng là những gì đang xảy ra với bạn. Một khi sự kiện hết sức quan trọng, thiết yếu đã xuất hiện rồi, cơ chừng chẳng còn chi đủ sức gây cảm hứng với bạn. Phối kết với sự hiệu chỉnh sinh lý, và bạn mắc trầm uất trở lại.

Bất kể chuyện ấy xuất hiện thế nào đi nữa, điều tốt nhất cần làm là nỗ lực vượt qua cơn bão trầm cảm tàn phá và xác quyết những mục tiêu mới.

Sống là thay đổi, vì vậy cứ tiếp tục tiến triển, trưởng thành và bạn sẽ có thể tìm thấy niềm hạnh phúc thật lớn lao lần nữa.

Cầu chúc bình yên và tinh tấn,

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top