Chúng ta không thể thay đổi thời thơ ấu của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể buông rơi các tư thế phòng vệ vốn được hình thành vào hồi ấy. Chúng ta có thể mang lại ý nghĩa cho những gì từng bị kiềm nén và lãng quên. Chúng ta có thể tái trải nghiệm những cảm xúc phân ly với một sự đánh giá mới về bản thân trong tư cách đứa trẻ, cho tình huống từng tồn tại ở thời điểm đó, cho bố mẹ mình có thể đã là nguyên nhân khiến chúng ta đau khổ. Và chúng ta có thể thương tiếc đầy mãn nguyện những mất mát của chính mình. Nếu chúng ta đã trù tính để nắm giữ một mô hình thay thế, và nếu chúng ta khôn ngoan hoặc may mắn trong tình yêu, chúng ta có thể đủ khả năng am tường trải nghiệm thuở ấu thơ trong bối cảnh của một cuộc hôn nhân hoặc một cái gì giống thế. Nếu sự ôm chặt của dĩ vãng quá mạnh mẽ, chúng ta có thể làm việc thông qua trị liệu. Bất luận trường hợp nào, nếu chúng ta vẫn duy trì ý thức về chính bản thân và về sự lôi kéo của những mô hình đầu đời (của bản thân cũng như của người khác), thậm chí ngay cả với những ức chế hiện còn rơi rớt– như chúng rõ ràng phải thế– thì chúng ta tất có một cơ hội tốt hơn hẳn ngõ hầu kiến tạo nên những quan hệ thỏa mãn với người thương và những quan hệ an toàn với con cái mình.Trong chừng mực nào đó thuộc đời sống cảm xúc– như lịch sử của nó hiển hiện ra– chúng ta chỉ buộc phải lặp lại những gì đã không được ghi nhớ, suy tư, và thấu hiểu.
(Robert Karen, Becoming Attached, 1994, tr.94). Các quan hệ chúng ta phản ánh cái tôi đích thực của chính mình. Nếu những ràng buộc, dính kết lúc mới chào đời lên tiếng– theo nhiều cách khác nhau– thì sự lành mạnh của những quan hệ trong tương lai, ngay cả những mối quan hệ hiện tại với bạn bè, đồng nghiệp và hôn nhân- tình ái có thể biểu thị tốt nhất những thách thức vô cùng lớn lao. Thực tế, dẫu khi không có một bạn nào, và dường như không thể ứng xử dễ thương với mọi người đi nữa thì việc bản thân trầm ngâm suy xét sẽ là cơ hội tốt nhất để tìm hiểu bởi cơn cớ gì mà có vẻ chẳng ai thích mình hết cả.