Xử lý ra sao khi trẻ biểu hiện sự thiếu thành thật?

Chủ đề nói dối ở trẻ em đặt chúng ta trước tình huống phải tìm cách đánh giá và xử lý sự thiếu thành thật…

Trước hết, thử xem xem tại sao sự dối trá của con trẻ lại chọc giận người lớn ghê gớm đến vậy.

Đa phần phụ huynh thừa hiểu rằng, thành thật là điều căn bản cho những mối quan hệ lành mạnh, đảm bảo tính chính trực và thể hiện quyết tâm giải quyết các vấn đề gặp phải. Gian dối có thể khởi tạo hàng đống rắc rối về quan hệ liên nhân cách, học thuật, luật pháp và/ hoặc nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai, và chẳng ai muốn những chuyện này xảy đến với đứa con của mình cả.

Dưới đây là vài ba mục tiêu đặt để khi đương đầu với sự thiếu thành thật của trẻ.

Thứ nhất, chúng ta muốn biết sự thật và chúng ta muốn con cái mình có khả năng sẵn sàng chia sẻ điều đó. Thứ hai, chúng ta muốn con cái có khả năng sửa chữa khi hành vi của chúng làm ảnh hưởng tới người khác, không được chối tội loanh quanh, và cố gắng nhận trách nhiệm về phần mình. Thứ ba, chúng ta muốn con cái học hỏi từ những lỗi lầm đã gây ra. Nếu chúng không thể thành thật được về những lỗi lầm ấy, việc học hỏi coi bộ cũng dễ bị lơ đi luôn.

Tất nhiên, bạn có quyền thêm vào nhiều yêu cầu nữa trong danh sách vừa nêu. Riêng bài này sẽ được triển khai dựa trên ba mục tiêu thượng dẫn.

Vậy, câu hỏi là làm sao chúng ta có thể tiếp cận chuyện dối trá khi lưu giữ ba mục tiêu trong tâm trí?

Đầu tiên với mục tiêu: nắm bắt được sự thật. Đây là cách khá giản đơn để hình thành một liều lượng tốt đẹp của lương năng con người. Nếu trẻ sợ ta, sợ bị trừng phạt, sự phải nghe thuyết giảng, v.v… thì chúng khó mà trở nên trong sạch được.

Các tác giả cuốn sách này nói tới tai hại do bố mẹ tuyên bố đứa trẻ sẽ được yên ổn nếu chịu kể ra sự thật và rồi sau đó ngay lập tức trừng phạt nó khi sự thật đã tỏ bày (tr.198- tr.199). Bài học đau đớn: đừng dại gì thổ lộ sự thật. Đúng đắn hơn, bố mẹ nên mời gọi trẻ kể lại sự thật và thay vì điên tiết lên bởi điều vừa nghe thấy thì cần cám ơn trẻ, nhận chân chắc chắn rằng khó khăn lắm nó mới nói ra được vậy, rồi chuyển sang mục tiêu thứ hai: sửa chữa.

Trước khi liền mạch, có lẽ thích hợp tạm dừng đôi chút để lưu ý vấn đề trẻ hết sức ngờ nghệch ép buộc mình nói dối. Thường, điều này xảy ra vì con bạn bị đưa vào tình thế mà nó cảm thấy thôi thúc phải nói dối, thuộc kiểu có thể gọi là “cám dỗ, khiêu khích nói dối” (tr.65- tr.71).

Đôi điều cần lưu tâm: giọng điệu, phát ngôn, hoặc việc đặt câu hỏi mang tính cáo buộc rất dễ dẫn tới kết cục là lời nói dối được che đậy, bảo vệ. Dạng cật vấn tại sao, giá mà mình, và những gì ta đang suy nghĩ có thể khá quả quyết điều rằng chúng ta thích hơn với chuyện trẻ đừng để chính mình biết được sự thật.

Và điều đáng cân nhắc hơn ở đây nữa: nếu bạn biết sự thật, làm ơn đừng giả vờ như mình chẳng rành mô tê chi. Sẽ hữu ích hơn nhiều khi ta đơn giản nói ra sự thật rồi chuyển sang mục tiêu sửa chữa.

Chẳng hạn, con trẻ tiến về phía bạn với cái áo trắng lem luốc hình ngón tay dính mực và bạn cao giọng: “Làm sao mà ngón tay dính mực lại quệt vào áo thế kia!” Con bạn cơ chừng muốn được bố mẹ phát biểu nội dung tương tự theo lối nêu sự kiện thôi: “Ngón tay dính mực quệt nơi áo kìa. Con đang dự định làm gì với nó thế?” Bạn nhận được một ý tưởng.

[còn gõ tiếp, chưa hết…]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top