Bây giờ, đi vào mục tiêu sửa chữa. Dĩ nhiên, đây nên là dịp để trẻ có cơ hội tự chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và nó cần tiến hành theo cách đặt trẻ vào vai gánh lấy nhiệm vụ tạo nên một tình huống đúng đắn.
Bao nhiêu ông bố bà mẹ từng quen nói với con kiểu “Giờ thì con nghĩ mình cần nói lời xin lỗi rồi chứ?” Và rồi chúng ta nhận lại được gì? Những lời xin lỗi sáo rỗng, bị bẽ mặt, tràn đầy nỗi oán giận, hoặc những dạng xin lỗi nọ kia song cũng không hề giúp ích gì cho việc xây dựng tính cách.
Một cách tiếp cận khác: “Rồi, cái khung tranh bằng kính đã bị vỡ khi con chơi bóng trong nhà. Con chắc là khá lo lắng chẳng biết mẹ sẽ xử lý sao khi biết chuyện này. Vậy con định làm gì để tình huống này tốt đẹp hơn nào?”
Thúc đẩy trẻ nghĩ suy, tiến tới thực hiện một kế hoạch có thể gây rất nhiều ngạc nhiên. Và sau khi trẻ gắng sức tiến hành kế hoạch, bạn có thể đưa ra lời đề nghị đơn giản. “Nếu con cần hỗ trợ để thực hiện các ý tưởng thì nhớ cho mẹ biết nhé!”
Cách tiếp cận như thế vừa tiếp tục đặt trẻ vào vị trí chủ động xử lý mọi chuyện (vì chúng ta muốn trẻ thành người biết tự chịu trách nhiệm bản thân), trong khi lúc cần trẻ vẫn chạm tới nguồn tham khảo khôn ngoan: bạn.
Cùng nhau từ mục tiêu thứ nhất và thứ hai, chúng ta bước vào mục tiêu thứ ba: học hỏi (và học hỏi các thông điệp mà chúng ta muốn trẻ học hỏi).
Chúng ta giúp con cái mình có cơ hội nhận ra rằng, nói sự thật thì lợi lạc, rằng lỗi lầm là có thể rồi tìm được cách cứu chữa.
Dù đích thị những hành vi của chúng ta không thể bị bỏ dở nửa chừng, song chúng ta chí ít sẽ đặt con mình vào hành trình làm tất cả mọi thứ nó có thể nghĩ ra để khiến cho sự việc tốt hơn.
Điều cuối cùng. Là dịp quý báu để truyền tâm, khi có cơ hội kết nối với con sau khi đám bụi dối trá tạm lắng xuống. Thêm một lần cần tận dụng để khen ngợi con vì đã kể sự thật và nói cho con biết tại sao thành thật lại quan trọng cũng như cơn cớ gì khiến người ta nói dối…
Cuộc trò chuyện như thế giúp trẻ ít nhiều hiểu biết hơn về chính bản thân mình và không nhất thiết cảm thấy rằng điều gì đó, về phần con, là sai hoàn toàn; dĩ nhiên, luôn ghi nhớ buổi tâm tình không nên thể hiện như bài thuyết giảng, lên lớp hay răn dạy đạo đức nặng nề.