Trẻ con hồi nhỏ đã biết ai là người chúng nên học hỏi

Ngay từ bé, người ta chịu khó học hỏi cách làm thế nào để học hỏi rồi.

Bởi phải phụ thuộc rất nhiều xung quanh để học hỏi, công việc cần giỏi giang nằm ở chỗ phát hiện ra ai là người đem lại tin tưởng rằng sẽ dạy ta tốt nhất. Nếu cứ chấp nhận thông tin mà không chút phê phán thì về sau, chúng ta đương đầu nguy cơ tiếp thu kiến thức lệch lạc đã lập trình sẵn.

Đây có vẻ là vấn đề đặc thù với trẻ em. Chúng ta thường nghĩ, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ tin người khác. Nếu trẻ em chấp nhận tất tật mọi thứ chúng được bảo ban từ mọi người thì rồi chúng khởi buộc gánh lấy nguy cơ ngập đầy thông tin vô dụng và sai lệch.

Bài báo đăng vào tháng 6.2012 này của tác giả Melissa Koenig kiểm tra điều vừa nêu. Hai câu hỏi được đặt ra với bọn trẻ trong độ tuổi 3, 4, và 5. Thứ nhất, liệu trẻ trong nhóm tuổi này có khả năng phân biệt ai là người biện giải tốt (good reason) đủ để chúng tin tưởng? Thứ hai, liệu chúng có thể dùng thông tin này ngõ hầu đi đến quyết định chọn người chúng thích học hỏi từ họ?

Nhằm khám phá câu hỏi đầu tiên, trẻ được cho xem băng hình một người đang đứng gần một đồ chứa (container) trông như một cái hộp, ba lô hoặc lon bình. Chúng hỏi hai giáo viên tiềm năng thứ gì ở trong đồ chứa ấy. Một giáo viên đưa ra câu trả lời với lời biện giải tốt để chứng tỏ mình biết sự thật. Chẳng hạn, họ phát biểu đại khái, “Có một quả táo trong đồ chứa. Thầy đã nhìn vào và thấy bên trong có một quả táo.” Giáo viên kia đưa ra lời biện giải tồi cho niềm tin mình biết sự thật. Chẳng hạn, họ phát biểu đại khái, “Có rất nhiều cây bút chì trong hộp. Thầy thích bút chì, đó là lý do tại sao thầy muốn bên trong có những cây bút chì.”

Tất cả trẻ trong nghiên cứu này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phân biệt giữa các biện giải tốt và biện giải tồi. Các trẻ ở độ tuổi 4 và 5 tỏ ra vượt trội hơn so với các bé 3 tuổi, song nhìn chung tất cả bọn trẻ đều phát hiện được rằng chúng nên lắng nghe người có nhiều kiến thức trực tiếp về thứ chứa trong hộp đựng, hơn là người suy đoán, hy vọng hoặc mong đợi một thứ riêng biệt nào đấy có trong hộp đựng.

Trong nghiên cứu tiếp theo, bọn trẻ cũng được tiếp cận các băng hình tương tự nghiên cứu vừa xem. Lần này, tuy thế, hai giáo viên tiềm năng dường như được tuyển lựa. Một người luôn luôn đưa ra các biện giải tốt cho sự biết rõ những gì chứa trong hộp đựng. Người kia luôn đưa ra các biện giải tồi. Sau đó, bọn trẻ được tạo cơ hội có quyền chọn ai là người chúng thích để báo cho chúng biết thông tin chứa trong các hộp đựng mới. Kết quả, trẻ thích chọn giáo viên đã có biện giải tốt trước đây hơn là chọn vị giáo viên vốn từng biện giải tồi.

Công trình nghiên cứu thượng dẫn khẳng định, ngay từ hồi mới lên 3, trẻ em đã thừa hưởng một cảm nhận đúng đắn về người chúng thích được bảo cho biết về thông tin, và trẻ dùng kiến thức đó để điều hướng bản thân chọn người chúng muốn lắng nghe.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top