Ghiền ăn bánh ngọt như nghiện ma túy (?!)

Kẹp hai bên đầu con phố tôi ở trọ là cửa hàng Pizza Hut và Bánh ngọt Paris Gâteaux.

Sẽ chẳng có gì đáng nói thêm về hai cửa hàng này, bởi bản thân tôi chưa một lần bước vào và hiện không hề nảy sinh nhu cầu thưởng thức các sản phẩm trông có vẻ cực kỳ bắt mắt ấy.

Đêm nọ, tôi nhìn thấy một cô gái trẻ cứ vừa đi đường vừa ăn ngấu nghiến cái bánh ngọt khá to. Nội chỉ quanh quanh mấy con phố gần đấy, quy tụ hàng quán bán bánh ngọt với tuyền là thương hiệu nổi tiếng.

Chắc đa phần mọi người đều từng nghe cụm từ ‘nghiện như nghiện ma túy’. Nói chung, bất kỳ cái gì sử dụng thái quá, vượt mức, đầy khoái lạc hoặc dần trở nên dính líu hết sức mập mờ với hệ thống dopamine thì đều có thể so sánh, đối chiếu với cocaine.

Cảnh tượng về vẻ mặt sung sướng như ngây dại của cô gái trẻ trong đêm khuya ghé hàng bánh ngọt, cũng như vô số hình thể trẻ béo phì rất dễ bắt gặp mọi nơi ở Hà Nội, khiến tôi sực nhớ tới danh sách các thứ được tuyên bố mang tính nghiện ngập cơ chừng bất hợp pháp dưới cái mũi đánh hơi của báo chí phổ thông (nước ngoài–dĩ nhiên, chứ Việt Nam thì đang mải bận lo toan ngó các người mẫu hành nghề mại dâm cơ):

Và đây là danh sách xác thực về mặt khoa học đích thực là nghiện như cocaine:

Cocaine

Thực tế, khái niệm ‘nghiện như nghiện cocaine’  mang rất ít ý nghĩa. Thậm chí, trong các nhóm ma túy thì cocaine có một dấu ấn duy nhất và bối cảnh xã hội để duy trì mọi thứ dưới quyết định như sự ‘nghiện ngập’ nó.

Ngay cả, nếu bạn muốn tạo ra một vật mơ hồ tương tự nhằm đánh giá mức độ sử dụng có vấn đề thì chí ít bạn cần phải tiến hành một nghiên cứu dịch tễ đúng khuôn khổ, chấp nhận được.

Nghiên cứu cổ điển từ Hoa Kỳ cho biết, tầm 5% người sử dụng dần phụ thuộc cocaine hai năm sau khi bắt đầu dùng nó.

Chắn chắn, chúng ta cần tiếp tục đợi xem một nghiên cứu dịch tễ về việc chơi trò World of Warcraft trên máy tính hoặc tiêu thụ một lượng bánh ngọt.

… Nhại điệu chanh cốm à ơi tí. Mưa rơi xuống xong rồi mà lòng vẫn chưa thôi. Băn khoăn về trạng thái dính mắc, níu bám, kéo buộc vào cảm giác, vào ý tưởng, vào nghi thức, và vào chính cái tôi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top