Những yếu tố cơ bản hỗ trợ việc phục hồi hoàn toàn sau khi mắc Tâm thần phân liệt

Luận án tiến sĩ này phân tích các trường hợp đã phục hồi hoàn toàn và lâu dài không cần dùng thuốc sau khi mắc Tâm thần phân liệt (Schizophrenia, TTPL) và các rối loạn loạn thần khác.

Như chính tác giả Luận án khẳng định, đây là nghiên cứu rất phấn khích bởi vì nó là một trong các lĩnh vực hiếm hoi thuộc nghiên cứu tâm lý học duy trì biên độ hầu như mở rộng tối đa.

Lý do để nó mở rộng đến vậy là vì hầu hết người phương Tây không bao giờ tin có việc hồi phục hoàn toàn khỏi TTPL và các rối loạn loạn thần khác, cho dù bằng chứng xác thực khẳng định ngược hẳn.

Tác giả luận án chỉ ra nhóm năm yếu tố nổi trội được xem là những tác nhân quan trọng nhất trong tiến trình phục hồi ở các đối tượng nghiên cứu.

Cũng xin nói rõ rằng tuyên bố “… các đối tượng đã phục hồi hoàn toàn và lâu dài không cần dùng thuốc sau khi mắc TTPL…”, có thể khiến bạn đọc phản ứng chậm trong cư xử. Vâng, bạn đã đọc chính xác tinh thần văn bản của tác giả.

Đối lập với huyền thoại lan rộng lâu nay về TTPL, nghiên cứu nghiêm ngặt cho thấy rằng, không chỉ hồi phục hoàn toàn không cần dùng thuốc– điều quá sức ngạc nhiên thông thường–, nó đích thực đa phần là thành tựu trong nhiều tình huống– như hay tìm thấy trong các quốc gia nghèo đói nhất thế giới như Ấn Độ, Columbia và Nigeria, và như là kết quả của các can thiệp tâm lý thể hiện qua cách Tiếp cận Đối thoại Mở sử dụng ở Thụy Điển, Phần Lan.

Sự kiện nêu trên có thể gây ngạc nhiên với số đông đơn giản vì chúng ta không nghe nói nhiều về nó trên dòng truyền thông chính thống. Thực tế, nói chung chúng ta toàn nghe thông điệp trái ngược hẳn cứ lặp đi lặp lại dưới nhiều dạng thức khác nhau– điều gì đó về ảnh hưởng của “TTPL là một bệnh lý thoái hóa não, không thể phục hồi hoàn toàn được.”

Xem xét cách thức nghiêm ngặt chứng cứ cho việc hồi phục hoàn toàn là khả thể và khá phổ biến, từ các nguồn không thể ít uy tín hơn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), điều thực sự bi kịch là huyền thoại về việc TTPL không hồi phục được tiếp tục vẫn chẳng bị cản trở bao nhiêu. Song cho tới bây giờ, càng đi sâu chi tiết của nghiên cứu hồi phục này sẽ thấy tỏ lộ các yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng với những ai trải nghiệm các hồi phục hoàn toàn và lâu dài:

Yếu tố #1: Hy vọng về khả năng phục hồi thực sự. Tất cả đối tượng tham gia trong ba nghiên cứu của tác giả Luận án đều biểu đạt mục đích như nhau trong việc khởi sự hành trình tiến tới việc phục hồi đích thực, họ đầu tiên phải tin rằng sự phục hồi như thế là hoàn toàn có thể. Và để đạt mục đích ấy, tất cả các đối tượng đều vắt ép bản thân thoát khỏi niềm tuyệt vọng vô song của thứ niềm tin ngộ độc (và không thật) rằng phục hồi là không thể– niềm tin mà tất cả họ đã báo cáo là đều bị bắt buộc (đa phần chịu chuyển giao khá nặng nhọc với đa số trường hợp) bên trong lối điều trị sức khỏe tâm thần mà họ đón nhận.

Điều này dẫn sang Yếu tố #2: Tiến tới một sự hiểu biết về sự nhìn nhận khác về trạng thái loạn thần của họ, thay cho lý thuyết bệnh lý não. Mỗi người tham gia nghiên cứu đều trải qua tiến trình phát triển một sự hiểu biết đầy tràn hy vọng về các trải nghiệm loạn thần của bản thân, đại khái dần nhìn nhận loạn thần của họ như một điều tự nhiên dù rất nguy cơ và tiến trình tình cờ khởi sự do bởi tâm thần của họ như nỗ lực để đương đầu và/ hoặc chữa lành khỏi một phương thức tồn tại trong thế giới mà giờ cho thấy không thể kéo dài phù hợp với họ nữa.

Yếu tố #3: Phát hiện ý nghĩa. Tất cả đối tượng tham gia biểu đạt tầm quan trọng đối với họ trong việc kết nối với các họat động/ mục tiêu mang ý nghĩa đủ khiến đời họ đáng sống– cung cấp cho họ một số động cơ để chào đón mỗi ngày mới với vòng tay rộng mở và truyền tải năng lượng đầy năng sản. Và họ còn biểu đạt nhu cầu cần vượt qua ngăn cấm đáng quan tâm đối với yếu tố này đến từ lối điều trị chính thống họ nhận được, bao gồm đặc trưng các thuốc ức chế động cơ (riêng biệt của thuốc chống loạn thần) và lời khuyên nhủ bằng mọi giá hạn chế thấp nhất và tránh tối đa sự căng thẳng tinh thần (stress).

Yếu tố #4: Kết nối với trạng thái sống động của bản thân. Mọi đối tượng tham gia nghiên cứu báo cáo tầm quan trọng của việc kết nối hết sức sâu xa với chính con người họ– đặc biệt với các cảm xúc, nhu cầu, và cảm quan về hành động an toàn của bản thân. Và một lần nữa, tất cả họ cho thấy phát hiện sự cản trở đáng quan ngại đối với yếu tố này đến từ lối điều trị chính thống họ từng nhận được– xuất phát cả những xung đột nội tâm do niềm tin mắc một bệnh lý não lẫn bởi tác dụng làm giảm bớt hẳn sự sống động của những loại thuốc điều trị bệnh tâm thần họ đang dùng.

Yếu tố #5: Xử lý các mối quan hệ. Hết thảy đối tượng tham gia đều biểu đạt tầm quan trọng của việc chữa lành và/ hoặc tạo khoảng ngăn cách chính mình khỏi các mối quan hệ không lành mạnh và vun trồng các mối quan hệ lành mạnh. Tất cả họ đều cảm thấy các mối quan hệ không lành mạnh đóng vai trò vị trí hàng đầu đáng quan tâm trong khả năng gây tổn thương khiến phát triển thêm lên trạng thái loạn thần, và vì vậy kiểu dạng công việc này là cực kỳ quan trọng. Một số đối tượng biểu đạt thái độ biết ơn đối với một nhà trị liệu hoặc bạn bè đã làm cho công việc này của họ dễ dàng, thuận lợi hơn.

Như vậy, khi xem xét toàn bộ các yếu tố phục hồi, những gì chúng ta thấy rõ ràng là các ý tưởng quấy nhiễu, phá rối rằng hệ hình chính thống của việc chăm chữa loạn thần/ TTPL dễ chừng là nguyên nhân hay gây cản trở thường gặp, hơn là một lợi lạc giúp ích cho sự phục hồi của người mắc loạn thần/ TTPL.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top