“Xin một ít kinh nghiệm khi đi xin việc.” Đó là dòng chữ da diết trong bức thư tâm sự của một tân Cử nhân vừa lấy bằng chuyên ngành Công tác Xã hội tôi nhận được hồi đêm sau khi đi xem phim ở DocLab về.
Phấn khích bởi các mục tiêu ngoạn mục, ấn tượng thường quá dễ bị thu hẹp nhỏ bớt lại bởi nỗi sợ thất bại, hoặc e ngại sẽ lao động cật lực như trâu bò.
Thay vì làm việc chăm chỉ và mơ những giấc mơ bé mọn xuống hẳn, nên chăng ta phải dám ôm choàng lấy nỗi sợ và mơ những giấc mơ lớn lao hơn nhiều.
Nếu công việc là quan trọng, nó cần được hoàn thành với đam mê và kỹ năng đi kèm năng khiếu bản thân riêng có.
Hầu như thích hợp nhất: cả hai điểm gay go– đam mê và thoáng chốc– đều không hề là thứ tĩnh tại, chết cứng. Chúng vận động không ngừng. Đôi khi ta có thể làm chúng chuyển di, đôi khi thị trường uốn lượn theo kiểu của chính nó… Đam mê thì vận động nhanh một cách thường trực, và có một lực lượng nòng cốt những người duy trì niềm tin mãnh liệt thì rồi đam mê sẽ tìm thấy, phát hiện ra bạn.
Tốt đẹp đối với cả hai thế giới là hay nhất: ai đó có đam mê (và kỹ năng lẫn trực giác) về công việc của họ và đam mê về sứ mệnh. Cái sau có thể không bao giờ thay thế được cái trước. Nếu các tổ chức tuyển lựa, bố trí cán bộ tuyền người hâm mộ thể thao hoặc là những nam thanh nữ tú chủ yếu dựa vào lòng tin thì quả đáng lo thật, bởi vì họ thường hay sử dụng đam mê của mình như một lời cáo lỗi cho năng lực thể hiện kém cỏi. Những gì càng đáng lo hơn là kẻ thừa hành không có cả đam mê lẫn chuyên môn.
Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay, đó không chỉ là sự kết nối dễ thương mà còn là sự đòi hỏi tất yếu nữa.
Anh chàng Mark Borchardt trong phim kể trên- xứng là đại nhân- không hề có sẵn cái résumé (sơ yếu lý lịch, tóm tắt thành tích) nào cả. Bởi, résumé là sự bào chữa khi người ta cự tuyệt, bác bỏ bạn. Rằng ‘chúng còn thiếu cái này, chúng còn thiếu cái kia’…
Song nếu không có résumé, thì mình sở hữu cái gì đây?
Một bức thư giới thiệu từ người mà nhà tuyển dụng biết tiếng và nể trọng ư?
Hoặc một dự án tinh tế, sắc sảo mà họ có thể nhìn thấy rõ ràng, sờ chạm được vào?
Hoặc một sự nổi danh bạn đặt ra trước?
Ai đó sẽ bày tỏ “Ồ vâng, thật hay biết bao song tôi không có được những thứ ấy”.
Nếu không có những thứ vừa nêu thì tại sao bạn nghĩ mình thật đặc biệt, nổi bật, sẽ gây kinh ngạc hoặc đơn giản là hết sức tuyệt vời?
Theo đuổi tột cùng Giấc mơ Mỹ, bộ phim tối nay minh họa sâu sắc điều hoàn toàn trái ngược khi nhân vật chính không muốn bị tẩy não để hành động như kẻ thuộc thể dạng bình thường.
Đương đầu rồi vượt lên nỗi ngờ vực bản thân, hạn chế tác động từ hoàn cảnh gia đình không mấy hòa thuận và cố gắng kiểm soát bản tính ít nhiều rắc rối, nhà làm phim độc lập nghèo túng, nợ nần trong phim rốt cục đã thành công vì có lẽ, anh ta giữ được một tâm thức bình lặng, trong sáng, tươi mát và linh họat; luôn luôn sẵn sàng bắt tay vào việc, nghiêm cẩn chuẩn bị kỹ lưỡng để học hỏi.
Chắc chắn, trong đầu anh ta quyết không hề nảy sinh ý nghĩ muốn làm chuyên gia tự mình gây tê vì nỗi ghê sợ thất bại hoặc chỉ chực ao ước làm điều đúng, mong trạng thái ổn thỏa, cầu toàn…
Bài học duy nhất là hoài bão và sự dấn thân làm điều mình khao khát đến nơi đến chốn. “Nếu anh ấy có khả năng làm được thậm chí 25% thôi những gì anh phát biểu thì điều đó đã hơn xa rất nhiều so với những thứ người ta thành tựu rồi,” một cô bạn gái sau này đã nói như thế trong phim về anh ta.