“Tại sao con trai em lại quấn quýt mỗi mẹ và xua đuổi em khi có vợ em bên cạnh?”

Thắc mắc dễ thương của một người bố trẻ:

Vợ chồng em có một cháu trai bốn tuổi. Hành vi của nó đối xử với vợ em và với em khác hẳn nhau khi chỉ có hai bố con với nhau thôi, bác ạ.

Lúc mà cùng có cả ba, nó rõ ràng là luôn xoắn xuýt, quan tâm mỗi mẹ. Dường như nó đẩy người bố là em sang một bên khi ưu đãi đặc biệt hướng tới mẹ. Chuyện này xảy ra vào giờ đi tắm, lên giường nằm, đánh răng, thậm chí cả khi nó thay áo quần đi ngủ. Hầu như đa phần rắc rối nếu em là người phải bảo cháu làm những việc kể trên. Nó thích nghe đọc truyện, song thường em chỉ làm được nếu vợ em công tác xa nhà.

Nếu lưu ý cháu đã đến giờ đi ngủ thì thế nào cháu cũng khó chịu, bảo bố im đi, rằng bố không được nói như vậy. Cháu không chịu để em bế lên giường ngủ hoặc đánh răng giúp. Nó không muốn bố ôm, hôn hoặc chúc ngủ ngon, hoặc làm bất cứ điều gì với bố. Có quá nhiều kịch bản và tình huống xảy ra xung quanh thời điểm về đêm– chứ không chỉ giới hạn mỗi lần này– song thông thường hay diễn ra tương tự vậy, và tình hình cứ ngày một thêm tồi tệ.

Khi chỉ có con trai em và em với nhau, tình hình xảy ra trái ngược, cho dù vợ em đang ở ngay trong nhà hay mải bận việc ở phòng bên cạnh. Lúc đó, con trai em, tuyệt không chút nghi ngờ gì, là một cậu bé khác hẳn. Không có bất kỳ thứ gì giống như em mô tả bên trên cả. Nó tỏ thái độ biết điều, bố con chơi đùa rất vui vẻ, và con trai em tỏ ra yêu thương em. Cháu làm mọi điều bố sai bảo, chẳng chút càu nhàu hoặc mè nheo gì mà mọi việc được thực hiện với một nụ cười tươi tắn. Quan hệ giữa hai bố con khi ở bên nhau thật tuyệt vời, và em quyết không bao giờ đánh đổi điều đấy dù có được cả thế giới này. Vượt xa mối quan hệ thuần túy giữa bố và con; đó là mối thân tình giữa hai người bạn.

Tuy nhiên, cứ hễ có mặt vợ em thì em lại bị con xua đuổi. Bác ơi, liệu chuyên môn của bác có thể lý giải, đưa cho em lời khuyên xử lý tình huống vô cùng gay cấn này?

Hồi âm của blog Tâm Ngã:

Chào người bố trẻ yêu con say mê,

một trong những công việc nặng nhọc nhất trên thế giới là trở thành cha mẹ; không chỉ bởi vì lượng thời gian tiêu tốn kinh khủng, mà còn bởi vì sự việc lắm khi chẳng diễn tiến như ý với một cuốn sổ tay hướng dẫn hợp lý.

Có cực nhiều các biến thể đối với hành vi của một đứa trẻ, nên khi cháu nó lớn lên thì thật khó để mình biết phải làm gì. Thường anh sẽ vượt qua được một chặng đường nhất định, thoải mái hít một hơi thở thật sâu, và phát hiện thấy mình lại đang đương đầu với một tình huống thách thức khác. Nên chi, làm cha mẹ thì không bao giờ buồn chán cả; anh phải luôn luôn sẵn sàng tư thế hành động.

Một trong các công việc cần am hiểu là trẻ nhỏ hay thúc đẩy các giới hạn. Chúng đang cố gắng học hỏi các quy tắc ứng xử trong tương tác xã hội và đích thị làm thế nào đẩy xa mọi thứ chúng có thể.

Đó là lý do tại sao chúng làm rất tốt với các thời khóa biểu và các ranh giới. Một khi bọn nhóc tính toán các thứ xong, chúng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều và có thể tiến lên khám phá điều kế tiếp. Đây cơ chừng là những gì con trai anh đang thực hiện.

Có thể là cậu bé đang xoay xở để xem xem ai là người đang phụ trách khi chỉ có ba thành viên trong nhà với nhau. Con trai anh không dễ xử lý với trạng thái quá độ và cháu cần chỉ một người duy nhất bảo mình nên làm gì. Nếu cháu có xu hướng dành nhiều thời gian với mẹ, có thể cháu tin rằng mẹ nên là người phụ trách và trông mong vào để nhận sự dẫn dắt. Do đó, hành vi bộc lộ ra ngoài của cháu như anh kể có thể vì cháu đang lúng túng hoặc bối rối. Anh ước là mình nỗ lực muốn con trai làm theo thứ tự là đặt cháu lên giường rồi đợi kết quả…

Vấn đề là cả hai bố con anh cần nhất thiết hết sức nhất quán với nhau về các nguyên tắc cũng như hậu quả từ hành vi cháu tạo ra. Cả hai bố con cần nhất trí về thời lượng với các nguyên tắc đi kèm. Ở đây có thể là sự nhất quán về tuần tự đi ngủ (ví dụ, đầu tiên cháu tắm, mặc đồ ngủ, rồi đánh răng, lên giường, và có một câu chuyện chờ sẵn để đọc cho cháu nghe) và thời điểm lên giường nằm nên được bố trí giống nhau mỗi đêm. Anh cũng nên nhất thiết thỏa thuận những gì sẽ xảy đến nếu con trai không tuân theo các nguyên tắc.

Một trong những lầm lẫn thường gặp là các ông bố bà mẹ tôn trọng triệt để ý tưởng rằng sẽ dễ chịu và lành mạnh hơn nếu cho phép trẻ có nhiều quyền lực hơn. Dù không phải lúc nào cũng luôn bày tỏ, song trẻ con cần cấu trúc. Con trai anh có thể là bạn của anh khi cháu là một người đàn ông trẻ trung, còn lúc này thì cháu cần anh như là bậc nghiêm phụ của nó.

Bởi vậy, tôi hy vọng cả anh và vợ của anh sẽ nhất trí rằng gia đình không phải là một nền thiết chế dân chủ, và con trai của anh không nên có quyền quyết định cháu sẽ hoặc không làm điều gì. Có rất nhiều quy tắc, và cháu nhất thiết tuân theo chúng bất kể ai là người đang làm cho quyết định có hiệu lực thi hành. Anh có thể cho con trai nhiều cơ hội– như để cháu tự mặc áo quần hay buộc ai đó phải đặt cháu lên giường– song, cháu cần biết rằng mọi thứ cần đâu vào đấy, bất luận thế nào. Anh không cần buộc phải la hét hoặc cuống cuồng, anh chỉ cần kiên định, vững vàng.

Chuyện của bố con anh có thể nhìn dưới góc độ là có thể cháu trai đang ở giai đoạn “khung tham chiếu” và hiện chỉ thích mẹ hơn bố nhiều. Nếu đúng thế thì cũng không lo lắng. Tần suất thay đổi các khung tham chiếu của trẻ con tựa như việc đánh rơi một chiếc mũ.

Người bố trẻ yêu con say mê ạ, có rất nhiều yếu tố có thể tác động tới hành vi của con trai anh, và quả thật khó khăn để biết toàn thể bức tranh từ duy chỉ một mảnh cắt thông tin ngắn gọn.

Nên chi, nếu mọi chuyện không sớm diễn tiến theo hướng ổn thỏa và tốt đẹp hơn, anh có thể cần đến tham vấn tâm lý trực tiếp để có được một sự lượng giá đầy đủ và hoàn hảo hơn nữa.

Nhân tiện, chúc mừng anh cùng chị và cháu trai nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.6!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top