Muốn khuyên nhủ ai, phải nhớ kèm luôn chuyện cần uốn theo quan điểm ủ sẵn của họ

Thiệt lòng, chẳng có gì mới mẻ cả. Bạn biết thừa sự kiện này: ai đó đề nghị bạn cho họ lời khuyên thật nhiệt tình, chân thật. Và rồi đang hồi trao đổi thì bỗng dưng, họ cắt phứt, chấm dứt luôn ngay vào khoảnh khắc mà họ cảm thấy bất đồng ý kiến với bạn; quyết thực hiện bằng được điều họ ôm ấp…

Chúng ta cũng thường tương tự thế, thậm chí ngay khi hết sức thiết tha hỏi xin ý kiến, bày vẽ của người khác thì bản thân ít thích thú đón nhận nó khi mình đã thủ kỹ điều dự định muốn nghe.

Vậy, câu hỏi thực sự là làm thế nào để đánh bật định kiến ấy và chấp nhận lời khuyên của tha nhân?

Rõ ràng, điểm mấu chốt nằm ở chỗ, cần phải chú ý thật sâu sắc tới viễn tượng, quan điểm của người xin lời khuyên, và khi đưa ra ý kiến dẫn dụ, ta cần phải đề nghị người tiếp nhận suy tư về nó từ những gì chính ta đang đặt để, lựa chọn.

Để trợ giúp bản thân trong việc đưa ra lời khuyên, ta nhất thiết phải cố gắng để nhận ra đủ đầy quan điểm của người ta trên tiến trình họ tạo tác nên một quyết định. Mình phải thấy được rằng, bản thân đang dự tính thể hiện một định kiến dính kết, móc nối với ý niệm ban đầu của riêng mình. Thay vì tìm kiếm lời khuyên tán đồng, phù hợp với những gì mình hy vọng tiến hành thì hãy nỗ lực để hình dung tình huống từ chỗ đứng của người ta.

Các tác giả của nghiên cứu mới đây khẳng định, trong đa số trường hợp, hầu như mọi người vốn nắm giữ định kiến sẵn có nên khi đưa ra lời khuyên và phản hồi từ tha nhân thì cần cân nhắc quan điểm của họ.

Nhóm tác giả nghiên cứu vừa nêu lưu ý, tuy không hoàn hảo song bước đầu tiên trong việc làm thất bại định kiến khẳng định (confirmation bias) là gây dựng một thử nghiệm, nỗ lực có dự tính nhằm bước lùi lại và thoát khỏi cái tôi bản thân, rồi suy tư về cách thức trải nghiệm, nhân cách, và lịch sử của người đưa ra lời khuyên đóng vai trò ra sao trong đề xuất, gợi ý của họ.

Nhân tiện, cũng nên biết việc khuyên nhủ không đơn thuần chỉ mang nghĩa là đưa ra ý kiến, đề nghị; theo hai tác giả Dalal và Bonaccio thì chuyện đó bao gồm:

  1. Khuyến cáo, khuyên bảo (hoặc chống kháng lại) một tùy chọn
  2. Cung cấp thông tin về các tùy chọn
  3. Răn đe, đề xuất trên tiến trình ra quyết định
  4. Thấu cảm với người ra quyết định

Blog Tâm Ngã sẽ sớm trở lại chủ đề khuyên nhủ, gợi ý, đề xuất, khuyến cáo, răn dạy,…cực kỳ thú vị này vào một dịp khác.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top