Bạn sẽ phản ứng thế nào khi một cô, cậu nhóc tì cứ đeo bám, níu chặt chân bố mẹ nếu thấy người lạ đang muốn chào hỏi nó?
Một bài báo tán dương, đồng thời khuyến cáo chúng ta đừng nên vội vàng gán nhãn “nhút nhát” (“shy”) cho những bé lặng yên, nhạy cảm. Nữ tác giả tuyên bố, chúng ta phân loại trẻ em thành hai phe “dễ gần gũi” và “bẽn lẽn”, và bọn mình tỏ ra ưa thích hơn với những ai thể hiện dễ dàng sự cởi mở, xởi lởi.
Theo đó, gán nhãn “nhút nhát” là việc sử dụng nhầm tên hết sức đặc trưng cố hướng tới trẻ sống đời hướng nội. Chúng rất nhạy cảm với những kích thích ngoại giới và thích nắm giữ mọi thứ trước khi tiến hành việc gì. Điều này không có nghĩa rằng chúng là kiểu người chống đối xã hội mà đơn giản thuộc dạng “giao du cực kỳ khác biệt” (“differently social”).
Đây là một trong các lợi lạc trong cách tiếp cận của trẻ sống đời nội tâm.
Trẻ mang tính khí cảnh giác, nhạy cảm cũng tỏ ra quan tâm sát sườn tới các vấn đề xã hội và các nguyên tắc đạo đức. Ở 6 tuổi, chúng ít lừa dối và không phá vỡ các nguyên tắc bằng những đứa trẻ khác– ngay cả khi chúng tin rằng mình sẽ không bị bắt gặp. Lên 7, chúng được bố mẹ và những người chăm sóc bảo là người thấu cảm hoặc chu đáo hơn hẳn, so với bạn bè cùng trang lứa.
Trả lời phỏng vấn, tác giả cho thấy, trong xã hội ngày nay, giá trị của những người sống hướng nội đang bị lờ tịt đi.
Bản thân nữ tác giả Cain là một người sống hướng nội, bắt đầu với việc mô tả thời thơ ấu trong một gia đình lặng lẽ, với chuẩn tắc được xác định như ôm một cuốn sách hay và làm việc đơn lẻ tại lớp học.
Cô giải thích điều này tạo nên cho những người sống hướng nội hình ảnh giả mạo như thế nào: học hỏi làm sao để chống lại thói quen lùi lại phía sau và nghĩ về mọi thứ một mình rồi dần trở thành người cởi mở, mau mồm mau miệng vốn được chúng ta cho là liên quan với sự thành công bây giờ.
Sẽ rất ngạc nhiên, nếu biết rằng những người quyền lực gây ảnh hưởng to lớn như tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đồng sáng lập Google Larry Page vốn là những người sống hướng nội, và họ đã rất giỏi trong việc giấu kín điều đó.
Cain phân biệt rành mạch sự khác nhau giữa người sống thu mình, hướng nội (introversion) và nét tính cách nhút nhát (shyness) ở chỗ, người hướng nội và hướng ngoại (extraversion) chú mục tới cách thức bạn phản ứng và đương đầu với kích thích bên ngoài, trong khi người nhút nhát thì lại liên quan tới nỗi e sợ bị đánh giá bởi những người xung quanh mình.
Những người hướng ngoại sở hữu nhiều mạng lưới kích họat tưởng thưởng hơn trong não bộ của họ, so với người hướng nội. Nghĩa là, khi người hướng ngoại đối diện với viễn cảnh tưởng thưởng, thăng tiến nghề nghiệp, được thưởng tiền, v.v… thì họ rất dễ phấn khích so với người hướng nội. Lý giải tại sao, người hướng nội thường dè chừng, nghi ngại; họ không dễ bị quấy nhiễu, thu hút bởi sự hứng khởi của sự tưởng thưởng và có thể do vậy mà đọc thấy nhiều dấu hiệu hiểm nguy hơn hẳn.
Làm ơn đừng nhìn bản thân như người sống hướng nội là yếu đuối, kém cỏi. Như tác giả Cain xác định, người sống hướng nội cho phép kẻ khác có không gian để mang các ý tưởng của họ hướng tới phía trước, hơn là chỉ nói về chúng. Trong trường hợp của thánh Gandhi, đời sống nội tâm của ông là lý do giúp ông hình thành một nhà lãnh tụ kiệt xuất. Điều thúc đẩy ông hành động, cống hiến không phải là ước muốn trở thành điểm sáng thu hút kẻ khác.
Một nghiên cứu những người làm ở ngân hàng đầu tư tại London chứng tỏ, đa phần người kinh doanh thành công là người hướng nội vì họ có một cách tiếp cận thận trọng và ngờ vực trước nguy cơ.
Mặc dù xiển dương người sống hướng nội, song tác giả Cain cũng tin rằng có cả khía cạnh phản đối lẫn ủng hộ ở mọi nét tính cách, và lý tưởng nhất là kiến tạo một nền văn hóa sao cho người hướng nội và hướng ngoại có thể làm việc cùng nhau.
Nhìn chung, học hỏi để làm việc cùng với mọi nét tính cách và tin rằng, hiểu biết sâu sắc bản thân, nét tính cách riêng có là bước đầu tiên hướng tới điều quan trọng vừa nêu.