Kể một câu chuyện thế nào cho hay đây?

Rời nhà hàng chay Bồ Đề Tâm trên phố Sinh Từ, thả bộ ngang qua một quán rượu chợt nghe tiếng kèn saxophone chơi bài Riêng Một Góc Trời

Vậy là mình đang kể một câu chuyện theo kiểu gán dựa nhãn mác? Lịch sử vùng miền, truyền thống dân gian, tình duyên trêu ngươi, ủng hộ môi trường, thân phận lạc lõng,… Không có nhiều chỗ trống dung chứa cần khỏa lấp lắm cho một cái gì vụt thoáng qua mong manh mà rất thường nhật.

Một câu chuyện thật, dĩ nhiên, là điều bất khả. Thậm chí, tòi đâu ra một câu chuyện đích thị như thế. Càng sớm càng tốt lúc bạn đang kể một câu chuyện, cần làm nó thích ứng và thú vị đối với tôi, ngoắc mắc nó với thế giới quan của tôi rồi khiến nảy sinh các cảm xúc cùng ký ức dội lại, nó thôi dừng ngớt thành sự thật, chí ít nếu chúng ta xác định sự thật như là toàn bộ chân lý, mỗi sự kiện khả thể, không chèo kéo yếu tố địa phương, và bất chấp nền văn hóa đeo mang theo cùng.

Rõ ràng, khi sửa soạn kể một câu chuyện, mình buộc phải hiểu biết giỏi giang đủ thứ về nó, chú tâm dán mắt vào, và kể nó theo cách mình tự hào hỉ hả.

Bé hay lớn, ai cũng có một câu chuyện để kể. Mọi người thường diễn giải khác biệt nhau câu chuyện về tiền bạc, dù khó phủ nhận rằng tất tật câu chuyện chúng ta kể làm thay đổi hành vi của bản thân. Bạn tin, một số điều không bao giờ là sự thật.

Tuyệt không bao giờ dự tính dành cho số đông chung chung, các câu chuyện lớn vốn hay xảy ra nhanh chóng. Những ấn tượng ban đầu có tầm quyền lực vượt xa hẳn những gì chúng ta muốn công nhận cho nó.

Hoặc sẵn sàng lắng nghe hay chưa, các câu chuyện lớn nào đòi hỏi tính hợp lý sâu xa, thay vì thế là việc chúng cố gắng kêu gọi cảm nhận. Những câu chuyện lớn hiếm hoi mới dành tặng hết thảy mọi người.

Những câu chuyện lớn tán trợ, nhất trí với quan điểm của chính chúng ta. Những câu chuyện tốt nào dạy dỗ điều gì mới mẻ cả đâu; rốt cục, chúng khớp cùng niềm tin sẵn có của khán giả và kích thích các thành viên cảm thấy thông minh, sáng suốt và an toàn khi gợi nhắc phương thức chúng khởi thủy xa xưa…

Anh đẽo tâm hồn thành con rối để yêu em

Anh hóa gỗ, hóa dây, hóa dại khờ, ngũ sắc

Tuồng tích ấy chú rối mình đủ khóc

Cần chi bàn tay nào đến giật giật dây thêm.

Anh rối nước muốn lên bờ thành rối cạn

Em đi xa, ao thương nhớ hóa đầy

Anh đứng giữa lệ mình trơ vơ không dám khóc

Vui nỗi gì khán giả vỗ ran tay?

(“Rối nước và rối cạn”– Chế Lan Viên)

Mỗi người đều có một câu chuyện về sự mất mát, đau buồn và tôi yêu việc nghe kể về chúng; thông qua chúng, đan dệt lấp lánh vẻ đẹp bất ngờ.

Chia sẻ câu chuyện của bạn về chủ đề ấy e chừng hết sức khó khăn. Và không phải ai cũng đều là một người lắng nghe đúng đắn. Song khi xã hội đồng thuận trông thấy, chúng ta có thể tìm ra vô vàn mối liên thông khi nói về sự mất mát, đau thương.

Đôi khi thoáng chốc, thử mạnh dạn nắm lấy cơ hội đặng chia sẻ câu chuyện của riêng bạn với ai đó nhé. Chính mình rồi cũng sẽ ngạc nhiên ghê gớm về những gì thu lượm, học hỏi được từ chúng đấy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top