@ Thứ nhất, biết rằng lo lắng có thể gây cản trở cho việc cảm nhận về sự nguy hiểm.
Kết quả gợi ý, những nỗi lo lắng làm giảm việc thấy ra tiềm năng nguy hiểm– chẳng thừa nhận lý thuyết thông thường: các cá nhân lo lắng hay đề phòng, cảnh giác cao độ. Tác giả Frenkel tin, chính sự kém nhạy cảm trước các dấu hiệu khuyến cáo từ bên ngoài của đối tượng vốn quen lo lắng là nguyên nhân khiến họ cứ giật mình thon thót như thể sắp đột ngột xuất hiện lắm mối đe dọa í, mà hậu quả đẩy họ rơi vào trạng thái căng thẳng tinh thần kinh niên.
Dù cần thiết nghiên cứu thêm, song đây là một ví dụ thú vị cho cách thức bộ não khả dĩ hành động chống lại bản thân nó. Nỗi lo lắng và căng thẳng tinh thần cao độ không mang nghĩa hình thành các trạng thái tồn tại dai dẳng mà đúng hơn là các phản ứng đối với các tình huống cụ thể, riêng biệt.
@ Thứ hai, phát hiện bộ não của các cô gái lo lắng làm việc chăm chỉ hơn lên.
Một phụ nữ trẻ tuổi rất dễ là người thông minh, có năng lực và hiểu biết đầy mình, song nếu cô ấy mắc lo lắng thì bộ não cơ chừng khó bộc lộ thật hiệu quả, đúng đắn chức năng như đáng mong đợi.
“Bộ não của các cô gái lo lắng buộc phải làm việc miệt mài hơn thì mới hoàn thành nhiệm vụ được, do chúng bị quấy nhiễu bởi các điều phải lo nghĩ, bận tâm,” tác giả Moser nói. “Kết cục, bộ não của họ thuộc dạng bị đốt cháy hết, kiệt sức vì suy tư nhiều quá, gây rắc rối thêm cho việc học tập ở trường. Chúng ta thừa biết, trẻ lo lắng– nhất là bé gái lo lắng– thường gặp khó khăn với một số môn học như toán chẳng hạn.”
Bài báo chỉ rõ, người ta quan sát thấy các cô gái càng lo lắng thì cường độ họat động của bộ não họ rất cao, đặc biệt khi họ phát hiện lỗi trong hình thức thể hiện một công việc nào đó. Chí ít, một phần của vấn đề dường như còn là chuyện dính mắc vào các lầm lỗi: họ cứ lo lắng mình sẽ lặp lại chúng, rằng mình không được giỏi giang gì cho lắm về việc này,… và có thể là bất kỳ suy tư theo kiểu dạng tự đầu hàng, làm mình thua cuộc khác nữa.
@ Và sau rốt: Nghiên cứu mới khẳng định, trầm cảm có thể làm cho sự lo lắng tăng lên rất nhiều.
Các rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu thường kết hợp cùng nhau. Đó là lý do giải thích tại sao ở điểm này không có sự dứt khoát 100%. Cả hai có thể tương tự về nền tảng thần kinh và cũng khởi phát (và tương tác với nhau) như một phản ứng đối với các hoàn cảnh khắc nghiệt trong đời sống. Một thứ rối loạn này dễ làm mình bị thứ kia tấn công. Lo lắng ngầm ẩn khả năng khiến mình bị suy yếu mà mắc thêm trầm cảm.
Tỷ dụ, nếu ai đó đang phải chịu đựng đớn đau do mắc rối loạn lo âu xã hội nghiêm trọng, và hậu quả trải nghiệm thành tích học tập kém cỏi, thấy công việc bấp bênh, không ổn định, và các mối quan hệ cá nhân loạng choạng hoặc không tồn tại thì trầm cảm rất dễ đắp vá, lắp ghép thêm vào.
Làm ơn đừng ruồng bỏ, lờ đi bất kỳ vấn đề nào mình gặp với chuyện lo âu, phiền muộn. Ngay cả nếu không bị chẩn đoán mắc một rối loạn lo âu đích thực thì mình vẫn có thể tiếp tục lo âu ghê gớm rồi tinh thần ngày càng căng thẳng hơn, điều tuyệt không hề tốt lành gì cho bản thân. Thực tế, lo lắng quá mức có thể gây cản trở năng lực nhận thức và tạo nên một số hiệu ứng nặng nề khác đối với sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe thể chất.
Phát hiện các cách thức lành mạnh ngõ hầu quản lý được lo âu là một trong những điều tốt đẹp mình có thể tiến hành quyết liệt; tham khảo các chỉ dẫn, với lưu ý là người mắc rối loạn lo âu thường cảm thấy cực kỳ khó khăn trong việc đương đầu với sự bất định của đời sống; ngoài ra, mời xem thảo luận về nỗi lo lắng, phiền muộn khá hấp dẫn kèm theo một số nguồn giới thiệu các kỹ thuật thư giãn.
Ngày thứ Hai yên bình, tốt lành cho tất cả mọi người!