@ Hỏi: Đâu là vấn đề tâm lý thông thường của những kẻ hiếp dâm và bắt cóc trẻ em? Liệu có những dấu hiệu, biểu hiện gì để mình phải cảnh giác, đề phòng cẩn thận?
@ Trả lời của blog Tâm Ngã:
Dự đoán hành vi nguy hiểm là một trong những thách thức khó khăn nhất mà các nhà tâm lý học phải đối đầu.
Khi sử dụng ở bối cảnh lượng giá tâm lý đầy đủ, vài ba trắc nghiệm tâm lý thật đáng tin cậy hiện nay có thể giúp quyết định một cá nhân thể hiện thiên hướng hành vi bạo lực hay không.
Mọi điều chắc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, nếu một vấn đề tâm lý đơn lẻ được dự đoán tương tự như hành vi đáng ghê sợ như thế, song các lý do “tại sao” thì phức tạp và khác biệt giữa các cá nhân và các tình huống. Mặt lật trái của điều này cũng là sự thật: dù một cá nhân phô bày ra nét tính cách, họ không nhất thiết dễ có hành vi bạo lực. Chẳng hạn, có một thang đo trong test MMPI-2 gọi là “Sự lệch lạc bệnh lý” (thang 4); cả những kẻ phạm tội hình sự và những nhân viên thi hành án đều đạt điểm số hết sức cao trong thang đo này (cũng như một số nhà tâm lý học lâm sàng)!
Ghi nhớ sự báo trước vậy rồi, càng nên biết có một cấu trúc tâm lý thể hiện xu hướng rất thấp trong các cá nhân vi phạm những hành động lầm lạc, bất thường: thấu cảm.
Không có khả năng để hiểu biết những hành động từ quan điểm, viễn tượng của tha nhân có thể nhiều lúc dẫn tới các hành động thấp hèn, gây hại. Thảng hoặc, một khi ai đó đi xa với hành động thấp hèn, gây hại, họ dễ khởi sự dấn thân vào một vòng tròn của “những lỗi lầm suy tư” (ví dụ, “Tôi có thể làm bất kỳ điều gì mà không hề bị bắt”, hoặc “Tôi xứng đáng nhận được những gì tôi muốn”) mà điều đó có thể làm tăng cao thêm nguy cơ cũng như làm nảy sinh nhiều hành vi gây hại.
Như đã lưu ý bên trên, chỉ bởi vì một cá nhân bộc lộ khả năng thấu cảm thấp không có nghĩa là họ sẽ bắt cóc hay hiếp dâm ai đó. Nhiều cá nhân điểm số thấu cảm thấp song không hề tiến hành hành vi bạo lực.
Hơn nữa, ý tưởng tập thể của nền văn hóa chúng ta về một kẻ hiếp dâm hoặc bắt cóc “điển hình” (kiểu một kẻ đáng ngờ thậm thụt sau những bụi cây rậm rạp) vốn không dính dáng đặc thù với trường hợp đang bàn. Phỏng chừng 3 trong 4 nạn nhân biết thủ phạm là kẻ vốn hóa giải mọi ngờ vực của nạn nhân tiềm năng bởi việc làm họ thấy dễ chịu, yên tâm. Nhiều kẻ xâm kích, gây xung hấn có thể còn thật quyến rũ, hoặc tự bản thân, ở trong một tình huống nào đó, còn vượt xa hẳn mọi ước đoán hoặc giới hạn đặt để về chúng. Trong nhiều trường hợp về hiếp dâm (nhất là đối tượng sinh viên đại học), dùng ma túy và bia rượu làm suy yếu sự ức chế và đánh giá cả ở phía kẻ xâm kích lẫn ở phía nạn nhân.
Nếu bạn hay ai đó bạn quen biết là nạn nhân của vụ bắt cóc, hiếp dâm, hoặc bạn hay ai đó bạn quen biết có những suy nghĩ về việc bắt cóc, hiếp dâm thì cần liên lạc và tâm sự với các tổ chức, bộ phận chức năng để được trợ giúp trước khi sự việc diễn tiến khó lường hết nổi.