Buổi trưa của bạn mang chứa tính đực hay tính cái?

Xào lại cái món “trứng vịt lộn”, song tờ điện tử này lại định hướng dư luận bằng tiêu đề quá chừng rõ ràng luôn: Thức bổ dành cho quý ông “yếu”.

Tương tự, trang thông tin y khoa cũng rứa: Chồng bạn cần ăn gì để bạn (có chế độ dinh dưỡng hoàn hảo, và nhân tiện đây là mấy thứ nên tránh) hạnh phúc hơn trong vụ “ham muốn dâng tràn“.

Vậy là thực phẩm nhiều thứ dành riêng cho đàn ông và lắm món ưu tiên đàn bà? Thế buổi trưa của ấy mang chứa tính đực hay tính cái vậy?

Câu hỏi nêu ra khá kỳ cục, nhỉ. Song, dường như kỳ cục thật khi nền văn hóa chứng tỏ mối liên kết mạnh mẽ giữa giới tính và thực phẩm.

Bọn mình đang sống trong một thế giới với mong đợi quý bà tươi xinh nên thanh lịch dùng chút trái cây hoặc salad rau, còn quý ông thì mạnh mẽ xơi thịt đỏ.

Dĩ nhiên, chẳng mấy khó khăn để hiểu tại sao chúng ta nảy nở những tri nhận như thế: thịt, là sản phẩm do săn bắn, vốn dính kết với sức mạnh và quyền lực ở mọi thời đại– hai dấu hiệu này lại thường bắt nối sâu xa với tính đực (masculinity).

Không cần đề cập lịch sử xa xôi, gần đây đã thấy quá nổi bật sự nối kết này qua dãy thực nghiệm do một nhóm nghiên cứu tiến hành nhằm tìm hiểu thực hư thế nào.

Theo đó, tác giả Rozin và cộng sự kiểm tra 6 giả thuyết sau:

H1: Khi suy tư, người ta liên kết tính đàn ông và thức ăn là thịt.

H2: Hết sức đặc thù là cơ xương loài động vật có vú quan hệ mật thiết với tính đực.

H3: Chất protein thể hiện yếu tố con cái hóa (sữa và các sản phẩm bơ sữa, trứng, và thịt tách ra từ các cơ quan chỉ thuộc giống cái– tỷ dụ, nhau thai, buồng trứng) sẽ dễ mang mối liên kết rất tâm lý với tính nữ.

H4: Các loại thức ăn vốn thường đã qua chế biến và nấu nướng, tức là không còn để nguyên tươi sống nữa, được xem như là cách xử lý truyền thống quen thuộc của chị em thì sẽ càng mang tính nữ nhìn dưới góc độ tâm lý.

H5: Trong việc phục vụ duy trì bản sắc giới tính, các chị em thường ít thích lựa chọn món ăn từ thịt.

H6: Những sự lượng định, đo lường về tính nam của thịt càng dễ được tuyên bố với các cá nhân gắn bó, hội nhập cùng phong trào nữ quyền.

Sáu thực nghiệm đã được triển khai nhằm đánh giá 6 giả thuyết vừa nêu. Các kết quả tổng thể từ nghiên cứu chỉ ra, có mối liên kết rõ ràng giữa thực phẩm và giới tính.

Trong khi cần nhiều nghiên cứu tương lai khác ngõ hầu hiểu biết tốt hơn nữa về các mối liên kết này, những ai làm việc cho ngành công nghiệp thực phẩm cần cẩn trọng, nghiêm túc và hiệu quả trong việc tạo nên việc sử dụng đầy đủ, toàn diện các sự ưa chuộng ở khách hàng (nam tính đối với nữ tính), và cũng tha thiết mong quý vị hết sức chú ý những tri nhận về giới tính của thức ăn– đặc biệt là nghề tiếp thị và quảng cáo.

@ Ngoài lề: Viết đến đây, bản thân tôi chợt thấy mình dính mắc ham muốn ít nhiều bởi giác cảm khởi lên trùng trùng khi vừa chợt nhớ tới món bánh giò tuyền đồ thực vật thơm ngon và sạch sẽ mê tơi (chứ tuyệt không phải hàng bánh giò béo ngậy với thịt mỡ và các sản phẩm động vật cùng giá 12.000VND [chưa tính kèm cả chả lụa] ở vỉa hè trên phố cổ í, đi ngoặt cái là ra bún đậu mắm tôm Ngõ Gạch đâu nhé!).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top