Trước khi chuyển dịch toàn bộ bài báo phản ánh kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên trang nhà của đại học Standford (Hoa Kỳ) liên quan tới khía cạnh cảm xúc của trẻ mắc Tự kỷ, mời bạn đọc xem qua một clip thực nghiệm khoa học dễ thương ghi lại hình ảnh cậu bé được chẩn đoán mắc Tự kỷ từ hồi mới 18 tháng (và đến tận 5 tuổi mới nói) đang hồn nhiên giải thích cách sử dụng các hóa chất để ‘thổi’ quả bong bóng.
Giờ thì mời theo dõi thông cáo của đại học Standford về chuyện hai khoa học gia của họ vừa phát hiện thấy rằng, những trục trặc cảm xúc mà nhiều người mắc Tự kỷ gặp phải là do thiếu hụt các chiến lược điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, đồng thời cho biết đang lên kế hoạch giúp người mắc Tự kỷ có cách đối phó tốt hơn.
Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ nhìn nhận tự kỷ bằng cách thức khá toàn diện: thiếu hụt năng lực xã hội, gặp nhiều trục trặc khi giao tiếp, hành vi lặp lại và các khu biệt các mối quan tâm– cái gọi là “các triệu chứng căn cốt” thuộc về các rối loạn phổ tự kỷ (ASDs).
Do tự kỷ là một trạng thái bệnh lý phức tạp, nên ngay cả lối miêu tả chính thống như vừa nêu có thể để lọt đôi điều thiết yếu.
“Nếu trao đổi với phụ huynh trẻ mắc tự kỷ thì họ sẽ bảo rằng tất cả các đặc tính ấy quả thật quan trọng. Song, chuyện không được nêu bật trong sổ tay hướng dẫn chẩn đoán lại là hiện tượng trẻ mắc tự kỷ quá chừng khốn khổ luôn với vấn đề cảm xúc,” lời giáo sư Tâm lý trường Standford James Gross.
Từ góc độ chăm sóc trẻ thì những cơn bùng phát xúc cảm khủng khiếp có thể là một trong những khía cạnh gây nên sự gãy đổ, phá hoại nhất của căn bệnh. Tiếc là khía cạnh điều chỉnh cảm xúc vẫn chỉ mới được nghiên cứu sơ sài.
Trong một thăm dò những người trưởng thành mắc tự kỷ đạt chức năng thần kinh cao hoặc gọi là mắc hội chứng Asperger, giáo sư Gross, học giả sau tiến sĩ Andrea Samson và giáo sư trường Fribourg là Oswald Huber nhận thấy, các đối tượng này chứng tỏ rất nhất quán việc sử dụng những chiến lược điều chỉnh kém hiệu quả– so với những cá nhân phát triển đặc trưng (bình thường).
Hiện tại, với sự hợp tác tích cực cùng trợ lý giáo sư Tâm thần học trường Standford Antonio Hardan, bà Samson và ông Gross đã có thêm hiểu biết về sự phát triển cảm xúc ở nhóm trẻ và người mới lớn mắc tự kỷ– cũng như cách thức hiểu biết này có thể đưa tới những kiểu điều trị mới cho rối loạn này.
Chọn lựa một chiến lược
Một người đang đương đầu với tình huống căng thẳng, khó chịu có thể lựa chọn để nhấn mạnh đến sự không ưng ý này bằng một trong bất kỳ các chiến lược điều chỉnh cảm xúc khả thể. Song có hai cách tiếp cận cơ chừng độ hiệu dụng rất cao– đánh giá lại, và kiềm nén cảm xúc.
Đánh giá lại nhắm tới việc khuôn đúc một trải nghiệm bất ưng dưới một ánh sáng mới. Giáo sư Gross đã đưa ra ví dụ trong hội thảo: một người bạn băng ngang qua mà chẳng chào hỏi gì ta cả. Mình có thể biến tri nhận cơ chừng đau đớn này trở nên chuyện đáng xem nhẹ bằng cách nghĩ rằng, tâm trí người ấy đang rối bời nên đã không hề nhận ra mình thôi.
“Trong việc đánh giá lại, mình đích thực xử lý thông qua vấn đề,” bà Samson nói. “MÌnh không đơn thuần kẹp chặt cảm xúc.” Kết quả của một chiến lược điều chỉnh cực kỳ hiệu quả như thế chứng tỏ, người ta có thể làm giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực mà không quấy nhiễu các tiến trình nhận thức khác.
Ngược hẳn với chiến lược trên, sự kiềm nén cảm xúc nhằm cố lẩn tránh các cảm xúc thực– tự nhủ chính mình là không bày tỏ ra sự khó chịu bản thân cảm thấy về việc người bạn đích thị đã lờ mình đi. Cách tiếp cận này đơn giản, song lâu dài sẽ chẳng mấy hiệu quả. Bởi nó không chỉ ít có khả năng tống khứ nổi các cảm xúc tiêu cực mà việc cứ ôm giữ các cảm xúc nhiễu loạn như thế còn dễ hạn chế hiệu năng nhận thức.
“Kiềm nén cảm xúc là chiến lược tỏ ra hay ho ở một vài tình huống, song đó không phải là cách làm thể hiện khả năng thích nghi cao,” lời bà Samson.
Hầu hết mọi người sử dụng hỗn hợp các chiến lược điều chỉnh cảm xúc. Có điều, bà Samson và ông Gross nhận thấy các đối tượng trưởng thành mắc ASDs—so với những cá nhân phát triển đặc trưng– thường ít dùng chiến lược đánh giá lại và hay thích sử dụng chiến lược kiềm nén cảm xúc. Các đối tượng này nhìn chung, còn chứng tỏ mức độ phải đương đầu nhiều hơn với cảm xúc tiêu cực.
Một tác dụng phụ?
Hiện chưa rõ ràng nguyên do cho sự khác biệt này. Từng có một lý thuyết lý giải rằng, những trục trặc về mặt cảm xúc của người mắc tự kỷ chủ yếu nằm ở trạng thái gọi là “alexithymia”– không có khả năng định dạng hoặc mô tả các cảm xúc của chính bản thân mình.
Thăm dò mới khẳng định không hẳn đúng thế. Bởi ngay cả khi đã kiểm soát được trạng thái alexithymia ở các nghiệm thể rồi thì các nhà nghiên cứu vẫn phát hiện những điểm không giống nhau hết sức ý nghĩa trong việc điều chỉnh cảm xúc thể hiện ở nhóm người mắc tự kỷ và nhóm đối chứng.
Tuy không tuyên bố đưa ra được cơ chế, song kết quả nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí Emotion khẳng định, các vấn đề đối phó mang tính cảm xúc ở người mắc ASDs không “chỉ là các tác dụng phụ” như ý kiến của bà Samson mà chúng thuộc về một số thành phần khác của căn bệnh này.
“Các chiến lược điều chỉnh cảm xúc kém thích nghi như vậy dường như không hoàn toàn là phương thức nói khác thuộc những dấu hiệu căn bản của người mắc tự kỷ,” ông Gross phát biểu.
Huấn luyện cảm xúc
Một nghiên cứu cộng tác với Hardan ở Trung tâm Nghiên cứu Tự kỷ (Đại học Standford) ở Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard góp phần làm các câu trả lời thuyết phục hơn, bởi thực tế đáng chú ý là hơn 60% người mắc ASDs gặp các vấn đề liên quan tới cảm xúc.
Ngoài việc tiến hành tiếp tục cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu hiện đang khởi sự xem xét những đáp ứng về mặt sinh lý, như kích họat não bộ, nhịp tim, hơi thở và độ điện trở của da.
Mục tiêu nhằm sử dụng các dữ liệu của cả tâm lý và vật lý để phân loại chế độ huấn luyện phù hợp, đảm bảo cải thiện tình trạng điều chỉnh cảm xúc ở người mắc tự kỷ– chứ không hướng theo duy các chiến lược thích ứng với những cá nhân phát triển đặc trưng. Ví dụ, tác giả Samson chỉ ra rằng, người mắc ASDs cơ chừng có “một năng lực phát triển vượt trội trong việc xử lý và chú tâm tới các chi tiết” và bà khẳng định, việc khuyến khích dùng một chiến lược điều chỉnh cảm xúc tăng cường thêm cho sức mạnh này.
Và, dù mới đang ở các giai đoạn ban đầu, song nghiên cứu thực sự đem lại hy vọng việc dạy các chiến lược điều chỉnh cảm xúc sẽ gây ra tác dụng tích cực với các triệu chứng tự kỷ khác nữa.
“Có bằng chứng sơ bộ đáng giá về một sự kết nối giữa sự thiếu hụt năng lực xã hội với các trục trặc về mặt cảm xúc. Nếu chúng ta thu lượm điều gì đó có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trục trặc cảm xúc thì đấy sẽ là đóng góp lớn lao cho lĩnh vực chữa trị rối loạn phổ tự kỷ,” chuyên gia Hardan phát ngôn.