Trẻ con và trò chơi– trợ giúp bố mẹ tương tác với lối tiếp cận chẳng hề mới mẻ

Ban đầu tỏ vẻ bằng lòng, dần dần hành vi của cậu bé chuyển biến khác khi đến nơi ở mới cùng cả nhà do bố mẹ được phân công làm việc tại Hà Nội; từ cậu bé náo nhiệt và tưoi tắn thành cậu bé buồn bã và thỏ thẻ.

Cậu cũng tăng cân khá nhanh, và không thể kéo dài sự tập trung học hành; thậm chí, bị bắt nạt và không dám chống trả lại. Tồi tệ thêm, đã hơn một năm trôi qua mà cậu bé vẫn còn thấy khó khăn với sự chuyển đổi nơi ở. Và tuy là một cậu bé 10 tuổi, song lại không hề có từ ngữ diễn đạt chính xác cảm xúc với bố mẹ mình.

… Qua nhiều tháng, cậu bé tô màu, vẽ tranh, chơi các trò lắp ghép với tấm bảng, và kể các câu chuyện. Điều cậu đã không biết là trong khi chơi, cậu cũng truyền thông những vấn đề mình gặp phải.

Trị liệu trò chơi (play therapy) với trẻ em tựa như trị liệu trò chuyện (talk therapy) truyền thống với người lớn vậy.

Ngoại trừ hầu hết trẻ em, chúng không phát triển các kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ đủ để truyền thông các cảm xúc và suy tư của chính mình bằng lời. Mặt khác, trẻ  em cực kỳ tưởng tượng và sáng tạo. Vì thế, trị liệu trò chơi giúp chúng tự biểu đạt bản thân theo một cách thức đem lại cảm nhận tự nhiên, an toàn, và thoải mái.

Các bậc làm cha làm mẹ thường băn khoăn họ có thể làm gì nhằm thực hiện thuận tiện môi trường tương tự tại nhà.  Đây là điều quan trọng, bởi vì thiển nghĩ, bố mẹ là các nhà tham vấn tốt nhất với con cái của mình!

Bên dưới là một vài điều bố mẹ có thể tiến hành ngõ hầu nâng cao khả năng sử dụng trò chơi tại nhà như công cụ cho việc truyền thông hiệu quả và biểu đạt lành mạnh các cảm xúc:

1. Cho phép trẻ sáng tạo trong khi chơi.  Để trẻ có quyền quyết định chơi trò gì và chơi như thế nào. Nhớ rằng, cách thức trẻ chơi có thể nói với ta rất nhiều về điều cháu đang cảm nhận, ngay cả khi tự chúng không thể biểu đạt thành lời.

2. Tạo một môi trường an toàn cho con cái. Điều này làm chúng cảm thấy thoải mái khi đang biểu đạt những suy tư và cảm xúc của bản thân.

3. Chú ý tới các manh mối liên quan tới trò chơi của trẻ sẽ giúp bố mẹ diễn giải những gì trẻ chơi có thể mang tính biểu tượng hóa. Nhớ là đừng phân tích quá mức. Giống như người lớn thảng hoặc muốn “nói ra cho hả”, trẻ thường muốn “đóng vai như ý” nên chơi có thể là tất cả những gì trẻ cần để xả hơi thôi!

4. Thoải mái với việc cho phép trẻ biểu đạt các cảm xúc của bản thân. Nhiều bố mẹ hạn chế sự biểu đạt cảm xúc của con cái đơn giản vì họ cảm thấy không thoải mái với những gì con cái nói (hoặc làm!). Thường, những gì trẻ KHÔNG biểu đạt thì còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì cô, cậu bé ấy thể hiện ra.

5. Luôn luôn kiên nhẫn. Trẻ em rất siêu trong việc nhận diện các quy tắc và cảm xúc cả thành lời và phi ngôn ngữ. Nếu trẻ cảm nhận bố mẹ mất kiên nhẫn, chẳng hề quan tâm, hoặc thiếu chú ý thì chúng sẽ dễ nghiêng về hướng không cởi mở với bố mẹ về những gì chúng đang cảm nhận.

Thông qua các cảm nhận tưởng chừng hết sức nhỏ nhặt này, trẻ học được cách để định hình và biểu đạt các cảm xúc một cách thích hợp. Đặt để các từ mang tính cảm xúc– tức giận, hụt hẫng, bối rối, và bỏ rơi– thành các hành động là một mục tiêu chính yếu của trị liệu trò chơi.

Vậy, những gì đã xảy đến với cậu bé vốn là lý do để giới thiệu về trị liệu trò chơi?

Sau gần một năm cùng chơi, cậu bé thoát khỏi cái vỏ bọc nhút nhát, mềm yếu; học hỏi được cách để đương đầu với sự bắt nạt, bài vở ở trường tiến bộ, và thậm chí còn ngập ngừng hỏi mẹ để được tham gia đội bóng với trẻ trong khu chung cư; thôi không trầm uất nữa, cậu bé đang trên tiến trình trở thành đứa trẻ vui vẻ, thích ứng tốt với những sự thay đổi trong đời.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top