Tôi không cho rằng buổi cơm trưa văn phòng ngồi trong quán café máy lạnh giữa thủ đô đang hồi nực nội là chỗ phù hợp để nói về tiền, nhất là bàn luận cả mối liên quan của nó với hạnh phúc nữa.
Tuy nhiên, gõ những dòng này vì thắc mắc của một độc giả về bản chất tâm linh của tiền bạc; cụ thể, cô ấy trích đoạn cuốn sách nêu trong trắc nghiệm liên quan rồi kèm theo câu hỏi tiếng Việt.
Accepting abundance
If we believe adequate money exists to meet everyone’s spiritual needs, there’s no reason why we can’t have the amount of money we need. We won’ t be depriving anyone else of money since there’s enough for everyone. (p. 177).
Nếu tiền có đủ cho tất cả mọi người thì tại sao lại có người chết vì đói?
Vậy đó, e không hay ho lắm bởi cơ chừng ngày nay quá nhiều thứ phụ thuộc vào tiền bạc; thậm chí, đến độ dường như chúng ta không thể sống nếu thiếu nó và các giá trị vật chất trở nên vô cùng quan trọng. Tự thân đời sống làm chúng ta phụ thuộc vào tiền.
Kỳ cục thật. Hiểu biết tâm lý tiết kiệm vẫn không khiến chúng ta hạnh phúc.
Cần nhớ là mọi người nghĩ tiền bạc ảnh hưởng tới niềm hạnh phúc nhiều hơn so với thực tế. Dường như thông điệp muốn chuyển tải: nỗ lực làm giàu và thất bại sẽ khiến mình cảm thấy khốn khổ; trong khi đó, thành đạt về mặt tài chính dễ tạo cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn— bất luận mình có mơ mộng về nó hay không.
Việc xem băng hình các cảnh cắt và đốt tiền nhắc nhở những người tham gia thực nghiệm chú mục vào chức năng thông dụng của tiền là một công cụ thể hiện giá trị của các loại thực phẩm và dịch vụ.
Gợi lên vô vàn cảm xúc khác biệt, có thể nhìn nhận rằng tiền bạc như là nghi thức toàn cầu mọi người đều tham gia vào chăng? Wow… đó là sự thật, nó có giá trị vì người ta cho là nó có giá trị để đánh đổi những thứ khác.
Vậy, rốt cục tiền là gì? Việc định nghĩa nó rất gần gũi với mô tả về không gian mạng như một “ảo giác liên ứng cực đại”, bởi vì tiền bạc phụ thuộc vào chuyện chúng ta tin nó có tác dụng hay không. Nói khác, nó đa phần là một khái niệm xã hội mà tất cả chúng ta ký giao kèo với; dĩ nhiên, càng đặc biệt ít nhiều ý nghĩa khi nhắc đến tiền trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay.
… Thường thì người trẻ chỉ để ý tới những khoảnh khắc và thời gian hiện tại, còn lớp già hơn lại quan tâm tới tương lai nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy, 13- 16 là giai đoạn của những đổi thay, chuyển biến ấn tượng trong thái độ đối với thời gian.
Liệu có phải chính thái độ đang thay đổi của chúng ta về thời gian làm cho câu chuyện tiền bạc thêm phần ám ảnh, bức bối?