Chết không phải là hết

Hình như đây là lần đầu tiên thấy truyền thông quốc nội đưa tin lễ giỗ nhân ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng thêm khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết.

Bất chấp mẫu rập khuôn thông thường, cái chết của một người yêu thương, trân quý có thể gợi dậy một số dạng thức khác biệt nhau về mặt văn hóa– cả từ khía cạnh cảm xúc lẫn nghi thức xã hội.

Tỷ dụ, sáng qua Hà Nội chợt đổ trận mưa thật lớn và đoan chắc thế nào không ít con dân cũng sẽ xuýt xoa rồi nhắc tới lời thơ cảm động của một tuyên truyền gia đại tài “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”

Nhân tiện, giới thiệu băng hình khá hiếm hoi phản ánh lễ kỷ niệm Chigualo gồm các giai điệu tươi vui, hát hò, bày các trò chơi và nhảy múa; một nghi thức thương tiếc dành cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi vừa mới qua đời, trong cộng đồng Afrocolombian thuộc bờ biển Thái Bình Dương ở Colombia.

Niềm tin ẩn bên dưới lễ kỷ niệm: khi trẻ nhỏ chết, chúng trở thành các thiên thần và lên thẳng thiên đường. Do vậy, các cái chết ấy không phải là dịp để buồn đau– như nhiều người lầm tưởng– mà đích thị là dịp tiễn biệt đầy tán tụng.

Thực tế, tâm lý học trời Đông hay bên phía Tây đều mắc vấn đề rập khuôn về sự tiếc thương và mất mát. Tiếc thay hiện thời, đêm khuya cần đặt đầu yên giấc trên chiếc gối vỏ đỗ nên hẹn dịp thuận lợi sẽ kết hợp kể hầu độc giả câu chuyện dài thú vị này.

Cầu chúc mọi người ngủ ngon, mộng đẹp, mơ lành!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top