Nhân Ngày Phòng chống Tự tử, lại nói về chuyện quên mình, hy sinh

Chủ đề tự sát đã từng được đề cập rồi, và giờ đây tôi lại viết về nó do cảm nhận bình luận có vẻ quy kết khá dễ dàng động cơ kết liễu đời mình.

… Tội lỗi do thân, khẩu, ý tạo ra, người tu phải nhận diện để thay đổi, chứ không thể đụng chút là đốt. Đốt thân thể đi có công đức gì đây? Phải hiểu rõ công đức, công là làm cái gì có lợi cho người, cho mình thì mới có đức được.

Khi sống cần phục vụ, giúp đỡ tha nhân, còn khi chết nếu chỉ còn xác thân này vẫn có thể hiến cho y học, cho các trường Đại học y khoa làm công tác nghiên cứu không phải có lợi hơn sao?

Chuyện “chú tiểu chết cháy ở chùa Tây Long” được cho là việc làm thiếu suy nghĩ. Và vụ tự thiêu ấy diễn ra đã ba tuần rồi.

Gì gì, trầm tư mặc tưởng, dự đoán suy tính động cơ thì cũng không dễ dàng có ngay phương thức thấu hiểu rốt ráo trừ khi ta có mặt ở đó. Như ví dụ, ai chưa từng rơi vào trạng thái tuyệt vọng làm sao cảm nhận tận cùng cảm giác của đối tượng.

Thực tế, có rất nhiều lý do dẫn ai đó đến việc tự sát. Chẳng hạn, do họ mắc trầm cảm; xung năng cưỡng bức khó thoát chống nổi; loạn thần; không ngừng khóc lóc, kêu gào những mong sẽ được giúp đỡ mà chẳng tìm thấy giải pháp khác; tạo nên lỗi lầm, dại dột khó ngờ; và có một ước ao mang tính triết lý để được chết.

Mang vào ý thức về cái chết không thể tránh né của cái tôi, theo Lý thuyết Kiểm soát nỗi Kinh hoàng (TMT) thì nguyên nhân gây bấn loạn khởi lên do cái sự chết – đích thị- là một tác nhân động cơ chính yếu ẩn bên dưới nhiều hành vi và ý thức của con người, bao gồm lòng tự trọng, sắc tộc hoặc tôn giáo vị kỷ trung tâm và thậm chí, tình yêu.

Nói cách khác, lý thuyết TMT gợi lời giải thích cho việc hy sinh cho một nguyên nhân thể hiện tính lý tưởng cao cả nào đó.

Đời sống lịch sử và văn hóa nhân loại minh chứng rõ ràng cho ý tưởng rằng, con người không chỉ thân xác sinh vật rồi đây sẽ chết đi, thối rữa mà chúng ta không ngừng được nhắc nhở rằng mình là tạo vật có linh hồn với sự tồn tại còn tiếp diễn khi thân xác đã tan rã, rằng chúng ta vẫn còn sống mãi trong những cộng đồng xã hội lớn bé ngay khi trút hơi thở cuối cùng và nằm dưới nắm đất lạnh lẽo…

Như thế, với lý thuyết TMT, sự hy sinh được hiểu là ước ao xả bỏ bản thân như một phương tiện ngõ hầu bảo vệ hoặc xiển dương cho một lý tưởng, động cơ xã hội nhằm đề cao cảm nhận về ý nghĩa cá nhân; ngoài ra, hết sức thiết yếu, là cảm giác về sự tự siêu việt (self-transcendence) hoặc cảm giác bất tử.

Loài người cơ bản hướng đến sự sống còn. Hầu hết chúng ta đều muốn sống và kéo dài đến mức có thể tuổi thọ cũng như tìm cách lẩn tránh cái chết. Tuy vậy, tất cả chúng ta ít nhiều cũng tiến hành nhiều điều nho nhỏ xác quyết rằng chúng ta cũng rất quan tâm đến việc góp phần, gánh vác sẽ cho phép chúng ta vượt trên cái chết theo một số phương thức nhất định.

Nghịch lý thay, thi thoảng những nỗ lực tự siêu việt như thế làm tăng thêm nguy cơ chết chóc; hy sinh, quên mình e chừng là ví dụ cực đoan nhất của điều này. Chết vì một niềm tin quả thật là cách thức thể hiện đầy quyền năng, song cũng quá mức trầm trọng nhằm thách thức giới hạn và biểu lộ sự coi thường cái chết.

… Kỷ niệm 10 năm Ngày Thế giới Phòng chống Tự sát là 10 năm nghiên cứu, ngăn ngừa, giáo dục và phổ biến thông tin liên quan.

Cứ mỗi 40 giây thì có ai đó chết vì tự sát. Cứ mỗi 41 giây ai đó ra đi để lại ý nghĩa về sự vụ. Hơn 1 triệu người chết vì tự sát mỗi năm. Và hàng triệu người nhiều hơn đau thương, tang tóc vì sự mất mát người thương quý, yêu dấu của họ.

Tự sát là dạng chết có thể dễ ngăn ngừa được nhất. Giáo dục, các nguồn lực, can thiệp và nhiều phương thức vươn xa hơn có thể trợ giúp trẻ em cũng như người lớn đương đầu với những khủng hoảng, điên đảo do buồn phiền, chán chường và tuyệt vọng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top