Biểu tượng: hiện diện bốn phương – tám hướng

Chúng ta sử dụng các biểu tượng (symbols) liên tục trong đời sống trần tục hàng ngày để truyền thông các  ý tưởng. Hệ thống chữ viết (chữ cái và từ) là ví dụ rành rẽ về biểu tượng dùng chuyển tải ý nghĩa. Chủ nghĩa biểu tượng (symbolism) có thể được xem như cách dùng biểu tượng nhằm diễn giải các khái niệm (concepts).

Một số biểu tượng mang tính liên văn hóa và dường như tồn tại từ thời tiền sử trong nhiều nền văn hóa. Một trong số đó là biểu tượng mặt trời, thường trình bày như một dấu chữ thập hoặc vòng tròn.

Hầu hết mọi người trải nghiệm chủ nghĩa biểu tượng trong những giấc mơ. Thực tế, các giấc mơ thật giàu biểu tượng và thông điệp của chúng hay chỉ được hiểu khi diễn giải một cách biểu tượng.

Thiền định và thôi miên là các lĩnh vực vốn dễ bắt gặp các biểu tượng. Dường như các biểu tượng xuất hiện tự phát, hoặc được sử dụng ngõ hầu bước vào trạng thái thiền định. Việc phóng chiếu các vì sao và làm cuộc hành trình ma thuật huyền bí là những chuyến đi đậm chất chủ nghĩa biểu tượng, bởi chúng là các dạng thức căn bản của việc mơ có ý thức.

Các biểu tượng (bao gồm con người, động vật, các thực thể, thánh thần, cây cối và địa điểm) xảy đến bất chợt trong công việc thôi miên và thiền định có thể được tương tác cùng, và biến đổi dạng thức…

Điều quan trọng là hiểu yếu tính của biểu tượng trong việc thôi miên. Chẳng hạn trong Năng lượng Tinh thần, Carl Jung mô tả các biểu tượng như là “cơ chế tâm lý làm chuyển hóa năng lượng“, chỉ ra chức năng của chủ nghĩa biểu tượng đóng vai trò ra sao bên trong bộ máy tâm thần chúng ta. Roberto Assagioli, với bài báo Huấn luyện Ý chí, công phu giải thích điều này: “Các hình ảnh, các bức tranh và ý tưởng tâm thần thường có xu hướng sản sinh các trạng thái thể lý và hành động bên ngoài tương ứng với chúng. Một số nhà tâm lý học thiết lập công thức quy luật này theo các cách thức sau:  a. Mỗi hình ảnh tự thân nó có một thành phần vận động; và b. Mỗi ý tưởng là một hành động dưới trạng thái ẩn tàng.”

Khi sử dụng các biểu tượng bằng hiển thị hóa, và học hỏi chuyển hóa chúng vào các hình dạng mới thì mình đích thực đang làm việc với điều huyền diệu rất quyền năng.

Cũng nên biết rằng, trong tham vấn và trị liệu tâm lý, các cách tiếp cận khác nhau (CBT, trị liệu Nhân văn, trị liệu trần thuật, Lacan, Jung, Winnicott, Klein và Bion, Freud) đều sử dụng biểu tượng hết sức hiệu quả.

Mặc dù sự khác biệt khá rộng lớn phụ thuộc các dạng trị liệu khác nhau song các chủ đề thông thường cho thấy sự nổi bật trong quan hệ với ngôn ngữ. Tất cả các dạng trị liệu đều tập trung chú ý tới những sự truyền thông của thân chủ, thành lời hoặc ngôn ngữ cơ thể. Các từ đóng vai trò là đối tác thay đổi chính, bất kể điều này đến từ quan điểm nhận thức vốn quen dùng chúng như những công cụ hữu hiệu cho tư duy, hay một lối tiếp cận phân tâm nhìn nhận phát ngôn như một tác nhân kiềm chế và bị biến điệu.

Các từ, các biểu tượng không chỉ nói về điều gì đó; chúng còn là thành phần của trải nghiệm đang là của điều đó như một hồi tưởng, vì vậy nó xứng đáng được nói về… Đó là lý do tại sao các thân chủ được dành thời gian và không gian để vén lộ những gì chúng muốn gửi gắm.

Câu chữ kết nối thế giới nội tâm với bên ngoài, và thông qua việc đặt điều gì đó thành các từ mà chính thân chủ sẵn sàng cho sự kết nối ấy.

Nhà trị liệu tạo nên và lưu giữ môi trường an toàn để các từ được nói lên, nghe thấy và đáp ứng với…

@ Tham khảo: Words and Symbols.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top