Phóng sự bắt đầu từ thời điểm 34′ 50” trong chương trình Chào buổi sáng của VTV1 (08.10.2012) một lần nữa, chứng thực sâu sắc cho nỗi niềm tủi nhục của người dân Việt khi phải bôn ba xứ người.
Trẻ con xã Tam Dị, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang không chỉ bị ngộ độc chì mà còn đang đứng trước nguy cơ không thể làm giấy khai sinh, do bố mẹ chúng thỏa thuận nhau ly hôn giả để tiện việc kết hôn với người Đài Loan…
Chuyện tưởng vờ thành thật (“3 năm sau, 5 cô đi thì 4 cô bỏ chồng“), theo số liệu thống kê, 40 cặp đổ vỡ hoặc rạn nứt gia đình; cả xã có 174 phụ nữ phải làm thủ tục ly dị nhằm thuận lợi cho việc đi lao động kiếm tiền ở nước ngoài.
Thật đắng đót lúc nghe cô bé Thanh Hằng già dặn trước tuổi bộc bạch “cháu muốn níu mẹ lại… nhưng mà chắc không được.”
… Luôn thế, nổi bật vấn đề tài chính và nhiều quan hệ đòi hỏi xử lý ổn thỏa trong cuộc sống hôn nhân- gia đình kéo dài dằng dặc.
Thực tế thì tài chính rất dễ trở thành nguồn xung đột– từ thuở mới khởi sự lấy nhau rồi đến cả những giai đoạn thăng trầm biến chuyển sau này. Một nghiên cứu ở quy mô quốc gia tại Hoa Kỳ phát hiện thấy, “nợ nần” và “quyết định tài chính” là hai trong số rối rắm nan giải nhất mà các cặp thường trải nghiệm vào những năm đầu về dưới một mái nhà. Trường hợp vợ chồng từng kinh qua rồi, tài chính thuộc hàng 3 thách thức gây tranh cãi ghê gớm.
Chuyện tiền bạc dễ dàng làm đau đầu, nảy sinh biết bao phiền muộn cực kỳ với những đôi có thói quen chi tiêu khác hẳn nhau– nhất là lúc quan hệ căng thẳng.
Một nghiên cứu tỏ lộ rằng người ta bị hấp dẫn bởi đối tượng thể hiện thái độ và hành vi ứng xử liên quan tới tài chính không giống họ. Chẳng hạn, những ai quen thói chi tiêu vung vãi vô tội vạ đã khớp khít, dính chùm kẻ hà tiện hết cỡ.
Lý giải của giới chuyên môn: khi không ưa thích phẩm tính bản thân mình, chúng ta bị quyến rũ bởi những ai chẳng giống mình ở các phẩm tính ấy. Tỷ dụ, nếu tôi ghét mình bởi quá keo kiệt thì rồi tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi sống cùng kẻ hào phóng tiền bạc.
Điều đáng lưu ý, dù sự thu hút có thể lôi cuốn vào nhau lúc đầu, về sau vấn đề nảy sinh chính bởi những khác biệt quá mức trong thái độ chi tiêu lại bắt dính với sự ít thỏa mãn hơn trong đời sống hôn nhân (Rich và cộng sự, 2011). Nói khác, quan hệ của mình sẽ có một cơ hội đổi thay tốt đẹp và hạnh phúc nếu mình kết hôn với người có các niềm tin tài chính tương tự.
Vậy, những gì các cặp có thể tiến hành để tạo ra sự hài hòa về mặt tài chính? Dưới đây là vài ba mẹo mực dựa trên kinh nghiệm của những đôi sống với nhau hạnh phúc.
- Thiết lập các mục tiêu tài chính
- Xây dựng nền tảng tin tưởng
- Cởi mở và thành thật
- Tìm thấy một hệ thống họat động tài chính phù hợp với mình
- Sống trong khoảng khả năng có thể chi tiêu
- Cùng nhau xử lý vấn đề tài chính như một đội
Khi mà các quyết định tạo ra vào giai đoạn mới kết hôn có tác động tới hành vi tương lai thì rõ ràng, điều quan trọng với các đôi vợ chồng là việc thảo luận đầy nghiêm túc càng sớm càng tốt về cách thức chi tiêu và tiết kiệm.
Trên cơ sở này, dẫu biết vợ/ chồng mình quen thói chi tiêu và dành dụm có tạo tác lắm chuyện bất hòa dài lâu thì căn cơ nên ưu tiên tập trung là trao đổi thẳng thắn và kiến thiết sự tin tưởng ngõ hầu đủ đảm bảo dựng lập những thói quen mới thật phù hợp tại bất kỳ giai đoạn quan hệ nào.
… Lời cuối. Dĩ nhiên, câu chuyện làng quê Tam Dị vượt xa sự khôn khéo vun vén hay vụng dại đôi lứa riêng tư; bởi đó đích thị là nỗi niềm quốc thể của chính sách an dân và năng lực lãnh đạo, điều hành đất nước.