Kiểu lối giải thích có thể làm tăng thêm những điều nguy kịch

Bốn năm trước, khi Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ da màu lần đầu tiên, tôi đã thể hiện sự vui mừng ủng hộ bằng cách giới thiệu bài thơ ông viết hồi còn sinh viên.

Và hôm nay, diễn văn tái đắc cử đề cập tới tương lai nước Mỹ và “những điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến” của người đàn ông đầy quyền lực 51 tuổi ấy tiếp tục gợi cảm hứng nghĩ suy về nỗi sợ tâm trí khởi đi từ chính trị của sự trải nghiệm Tâm bệnh học.

Trong tiết Lập đông này, ngay tại Tổ quốc mình, chính quyền Việt Nam tổ chức kỷ niệm 95 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga.

Việc giải thích cơ chừng chưa chắc phải là lầm lỗi, song kiểu giải thích thì có thể lắm. Bởi người ta thấy, qua đó, những thủ phạm gây ra thảm trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử, chậm tiến, đói khổ và nghèo khó chẳng mảy may đáng được chấp nhận. Do vậy, đâu phải chính việc giải thích là tồi tệ; đích thị nỗ lực thống thiết của học giả tạo nên cái nhìn sai lệch về những gì đang diễn ra– cốt nhằm nghiền ngẫm sâu xa hơn bằng các trục quay ý thức hệ quen thuộc mà thôi, song không hề có bất kỳ nhượng bộ nào đối với sự thật, cảm quan tốt lành và luân lý cơ bản.

Liệu phát hiện ra động cơ của nó? Nghiên cứu tâm lý học đạo đức cung cấp một lối mở. Chẳng hạn, lập luận đề cập cách thức chúng ta quan niệm về sự thiêng liêng tác động tới suy nghĩ của chúng ta ra sao. Theo đó, trong mọi nền văn hóa, một số giá trị mang tính thiêng liêng và chúng ta được thúc đẩy không chỉ để trừng phạt những ai xúc phạm các giá trị này mà thậm chí còn trừng phạt kẻ nào mới nghĩ (think) đến chuyện làm tổn thương các giá trị í thôi.

Thực nghiệm giới thiệu câu chuyện một đứa trẻ ốm và vị quản lý bệnh viện– người quyết định ngân sách bệnh viện có thể dùng chi trả cuộc điều trị tốn kém cho đứa trẻ đau ốm. Sau khi đọc biết quyết định của vị quản lý, những người tham gia thực nghiệm đưa ra tùy chọn phản ánh lối nghĩ của họ về nhà quản lý, và trả lời các câu hỏi rằng ông này nên bị cách chức hay không, rồi giả sử nếu đấy là một người bạn quen biết thì mình có kết thúc tình bằng hữu với ông ta…

Thật ngạc nhiên, nếu minh họa vén lộ kết luận rằng nhà quản lý phán quyết việc điều trị tốn kém quá thì những người tham gia thực nghiệm cực kỳ muốn trừng phạt nhà quản lý, so với khi ông cho rằng bệnh viện có khả năng chi trả việc điều trị đứa bé. Việc giải thích các giá trị thiêng liêng hết sức thẳng thắn: đời sống, đặc biệt đời sống của một đứa bé là một giá trị thiêng liêng; tiền bạc không phải thế và vì vậy, không nên đặt nặng ngõ hầu đối kháng với giá trị đời sống thiêng liêng.

Điểm đối lập thú vị trong thực nghiệm xuất hiện giữa những người tham gia đọc các minh họa cho biết nhà quản lý đã dành thời gian dài suy ngẫm trước khi đưa ra quyết định và các đối tượng đọc thấy ông ta không hề làm thế. Bất luận ông ta quyết định đồng thuận hay phản đối trả chi phí điều trị thì chuyện đọc thấy ông ta đã suy tư một thời gian dài trước khi quyết định càng chọc giận những người tham gia muốn trừng phạt ông ta mạnh mẽ hơn.

Nhóm nghiên cứu còn tạo cơ hội cho những người tham gia thực nghiệm dấn thân vào ‘sự thanh lọc đạo đức’ bằng hành động đăng ký danh sách hiến tạng. Những ai đọc thấy nhà quản lý giữ tiền chứ không chi tiêu để cứu đứa trẻ, và những ai đọc thấy nhà quản lý dành thời gian suy ngẫm để đi đến quyết định– chống hoặc thuận– hầu như đều cảm thấy thôi thúc muốn hiến tạng. Riêng mỗi cảnh này, như nhóm tác giả tuyên bố, đủ bẻ gãy điều cấm kỵ do nó khơi dậy ý thức chúng ta về nỗi ghê tởm, khinh bỉ chính bản thân mình (làm bật dậy nhu cầu thanh tẩy về mặt đạo đức).

Rõ ràng, công trình của tác giả Tetlock cùng cộng sự tiến hành thể hiện khá toàn diện sắc thái về cách thức các giá trị thiêng liêng và những nhận thức thuộc khía cạnh cấm đoán ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta.

Trong bối cảnh thời sự háo hức Barack Obama tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, xét dưới góc độ của tâm lý học đạo đức thì những biến động kinh tếxã hội rất phức tạp của nước nhà cũng như lối xử lý thông tin của truyền thông quốc nội lâu nay càng thật đáng chê trách, bởi nghiên cứu từ chuyên ngành này góp phần làm sáng tỏ về kiểu suy tư của những người có chức có quyền, mặc dù nó không cung cấp manh mối cho cách thay thế điều đó.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top