‘Tại sao tôi’ lại thế? (2)

4) Thỏa mãn sự tò mò. Chúng ta muốn biết người khác nhìn đời như thế nào. Điều đó có thể gồm cả sự so sánh mình với họ (ví dụ, họ quá dễ dàng so với tôi… ắt họ vượt qua ngoạn mục các vấn đề, trong khi tôi bây giờ chắc là không thể).

5) Có những ngờ vực, tri giác riêng dù là bi quan hay khẳng định. Đó là thứ kiểu thỏa mãn ác nghiệt chúng ta nghe thấy được từ những gì suy tư suốt một thời gian dài là sự thật; chúng ta xoay siết– bởi di truyền, bởi những sự lựa chọn kém cỏi, bởi bất kỳ yếu tố nào khác– và nó sẽ vô cùng khốn khổ đặng mới thoát nạn và điều hướng cuộc đời mình khác đi. Có câu chuyện như vậy đấy.

Nếu chúng ta có thể xác quyết rằng mình đang tuyệt vọng, điều ấy hàm nghĩa chúng ta chẳng phải làm điều gì cả, bởi vì làm gì cũng vô bổ thôi. Chí ít, đấy là những gì chúng ta bảo với chính bản thân mình.

6) Chòng chành, ngắc ngứ, tắc tị. Chúng ta phát hiện, không điều gì mình chưa từng biết tới. Mình vốn truy cập trang điện tử này rồi, rất nhiều lần, đã lướt đi lướt lại qua hàng tá trang. Chúng ta cứ tìm kiếm (và tìm kiếm tiếp) chẳng có mục tiêu nào thực sự rõ ràng. Lục lọi Google vấn đề thắc mắc đưa lại ảo giác về việc đang làm điều gì đó ý nghĩa nhằm cải thiện đời mình, trong khi đó là vấn đề thời gian đích thị để khởi sự hành động dựa trên những gì chúng ta biết. Có phải chăng mình đang lưỡng lự tiến hành bất kỳ đổi thay vì e ngại thất bại? Bởi vì sự phấn đấu đòi hỏi quá ghê gớm, to tát? Hay mình cứ dùng những thứ tự tìm kiếm dạng này ngõ hầu làm hại chính bản thân ta? Có thể lắm.

Nhiều người rất có khả năng dùng một cơ hội để trở nên tốt hơn theo cách thức ngăn ngừa chính bản thân mình tốt hơn lên. Chúng ta là những bậc thầy lão luyện cả ở khía cạnh trêu ngươi lẫn tự làm hại mình.

Biết ai đã làm tan nát trái tim ghê gớm nhất không? ‘Nghèo’ (“Tại sao tôi quá nghèo đến vậy?”). Nhìn qua các kết quả tìm kiếm, nhận ra nhiều người đã tự tô vẽ tâm trí mình rằng, đúng thế, họ thật nghèo. Đó là một sự thật không thể đảo ngược đối với họ. Hầu hết cứ không ngừng nói rằng họ nghèo– theo những cách thức tinh tế hoặc thẳng tuột, và họ sống trong nỗi thống khổ. Trong đời sống hàng ngày khi không lên mạng, họ cố khoác mặt nạ rằng họ khốn khổ và thường trực bộ dạng vậy, cứ để mặc nó ăn dần ăn mòn đời mình.

Nó đem lại nỗi đau khủng khiếp khi mình nhìn vào bản thân và thấy sự nghèo khổ. Cảm nhận nó khi những kẻ khác nhìn chòng chọc vào. Cáo buộc mình đáng bị hắt hủi và cô độc suốt phần đời còn lại. Trừ khi mình làm điều gì đó… song điều gì đây? Tự tri giác về sự ‘nghèo’ không bao giờ chỉ là chuyện tiền bạc, danh vọng, địa vị, áo quần, nhà cửa, hoặc một sự kết nối tất cả mọi thứ đó… bởi nó là cảm xúc sâu thẳm về sự xoắn quấn bất công băng qua đời mình.

Cảm xúc thật sâu xa và lan rộng, riết róng cách thức chúng ta định dạng bản thân, rằng chúng ta cho rằng điều đấy đúng là sự thật. Nó dẫn tới chuyện khống chế, chủ đạo mọi thứ.

“Tại sao tôi nghèo thế” dội ngược lại trong một số thứ khác (‘ế’, ‘buồn’, ‘bỏ đi’, ‘không hạnh phúc’, ‘thất bại’). Nhìn thẳng vào chính mình và nhận ra một cái u lồi. Không có gì sất. Không xinh gái hay đẹp trai, không khí thế, chỉ là một sự viên tròn đẫm màu trì trệ và đau đớn.

Những người khác có thể làm tổn thương mình và họ giỏi giang trong việc hành hạ chúng ta. Song khi họ không lượn lờ xung quanh thì chúng ta lại cứ tiếp tục giữ mình như thế. Chúng ta tự viện dẫn kiên cường rằng không có cuộc đời nào khác cho chúng ta, không có những thay thế nào lâu dài và chắc thật cả đâu cho trạng thái mình mắc kẹt lâu nay.

Cơ chừng mình muốn thay đổi, và thi thoảng vượt thắng với một ham muốn kiến lập sự nỗ lực, song nó rốt cục tạo cách thức dẫn tới niềm tin rằng chúng ta không có đủ khả năng làm nổi điều đó. Ngay cả khi mình nghĩ mình có thể, chúng ta lại cứ ưa thích dự đoán sẽ thất bại, và bất kỳ sai hỏng nào sẽ chứng tỏ một lần và mãi mãi rằng chúng ta rõ ràng đang mắc kẹt. (Thất bại đâu có minh chứng điều như vậy, song đó là lời buộc tội dối trá chúng ta thường thích vơ về). Quan niệm mình là ai khít khớp với tâm trí và nó tô phủ lên mọi thứ trong đời chúng ta.

Nhiều vô kể thứ đã bị bỏ qua khi tâm trí chúng ta cứ chạy quá tải với những suy tư kiểu vừa nêu. Thực tế, có nhiều điều để suy ngẫm, để vui thú, để ngạc nhiên, để yêu thương thế giới này, để tranh đấu, để quan tâm, để học hỏi và khám phá rồi sống cùng với nó.

Bi kịch khi những tri giác tự thân ngăn ngừa chúng ta nhìn ra điều thiện lành này, tiềm năng to lớn này, và khiến chúng ta không tin tưởng rằng chúng ta có thể là một phần của thế giới tốt đẹp ấy.

Quá chừng năng lượng tinh thần bị tiêu tốn cho những vấn nạn đời mình. Đôi khi những giải pháp tương đối thẳng thắn, nếu nó là thứ giải pháp mà chúng ta kiên trì theo đuổi. Những dịp khác, vấn nạn lại vô cùng phức tạp. Và những nỗ lực triển khai nhằm giải quyết nó có thể đẩy chúng ta lùi lại.

Thay vì thế, cần làm việc với niềm đam mê và các dự án ưa thích, nuôi dưỡng các mối quan hệ thân quen, vun bồi tâm trí mình– ngắn gọn, làm mọi thứ có thể để đời sống mình phong phú hơn và khiến nỗi đớn đau vơi bớt– chúng ta giằng xé bản thân trên tiến trình nỗ lực nhằm để chính bản thân mình tốt hơn lên.

Có thể là hữu ích khi tìm một cái tên cho một vấn đề riêng biệt nào đấy. Chẳng hạn, nếu chúng ta nhận ra mình mệt mỏi, trống rỗng và thiếu vắng niềm hoan lạc thì có thể ấy là các dấu hiệu của tình trạng trầm uất, rồi gọi tên nó “trầm cảm”– biết nó như nó là– có thể là bước đầu tiên để quản lý đủ để chúng ta chỉnh trị bản thân hướng tới một cuộc sống lành mạnh hơn.

Song khi gán nhãn cảm nhận tiêu cực thường xuyên và hồi quy quay về thì sẽ hết sức khó khăn để tin tưởng mình có thể nhìn nhận bản thân khác biệt hoàn toàn– rằng chúng ta có thể kẻ sống khác, hạnh phúc hơn, nhiều hài lòng và dẫn đến một cuộc đời phong phú, đa dạng, đầy ý nghĩa– khi chúng ta không bị buộc phải gánh vác sức nặng từ mỗi xác định duy nhất nào về bản thân mình.

Hiểu biết và nhấn mạnh tri giác về bản thân, đặc biệt khi chúng tiêu cực ghê gớm, là sự cần thiết đảm bảo sức khỏe thể lý lẫn tinh thần lành mạnh, và cho một đời sống phong nhiêu dài lâu; bởi những suy tư của chúng ta là căn cốt cho kiểu dạng đời sống mình sẽ trải nghiệm.

Giật phắt đứt hẳn những tri giác tự đánh bại bản thân có thể là cuộc chiến đấu kéo dài cả đời người, song hy vọng rằng nó không kết thúc trong sự nhượng bộ cho thảm cảnh thất bại, mà khẳng khái tuyệt chẳng chút xíu lay chuyển rằng chúng ta hành xử đúng đắn với bản thân suốt dọc tháng năm còn lại.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top