Trong các cú điện thoại, tin nhắn, thư điện tử và đôi ba vụ trực tiếp gặp mặt để nói lời chúc mừng hôm nay, một cô giáo Mầm Non ở tận Quảng Ngãi làm tôi hiểu kỹ thêm về giá trị của năng lực chuyên môn cũng như sự tử tế khi tác nghiệp, hành nghề truyền dạy.
Và tôi càng biết ơn TS. Mai Liêm Trực cùng cái ngày lần đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng lưới điểm toàn cầu.
Chí ít, bởi một lý do cơ bản: khuyến khích. Để chia sẻ cảm xúc. Để bán. Và tin tôi đi, sẽ không bao giờ phải sợ lỗi thời đâu (như thương hiệu áo Việt Tiến bản thân luôn yêu thích vậy.)
Đến bây giờ, dạy theo kiểu của giáo viên đường đường chính chính tại trường học thì có thể hình dung như thế này: (giáo án mở sẵn), cô giáo đứng trước bảng đen kèm cả loạt hình ảnh minh họa, và đọc một văn bản để cả lớp cùng nghe.
Trong thế giới của sự đọc lướt, nhìn thoáng qua và quen thói lơ đễnh ghê gớm hiện nay thì công nghệ có thể đối xử hoàn toàn khác biệt; làm sao mình có thể chỉ biểu hiện sự truyền dạy (teaching) bằng duy mỗi lối nói năng mà thôi?
Về bản chất, nói năng mang đặc điểm tuyến tính và có nhịp điệu; mình không thể nhảy cách quãng, bỏ trống hoặc tăng tốc quá mức được. Khi giáo viên, người thuyết trình nói gì đấy đã biết rồi thì bạn đâm chán; khi thầy, cô vội vàng trình bày điều gì đấy khó hiểu nổi thì bạn bị lạc lối.
Nếu tiếp thị là nghệ thuật của sự lan trải rộng dài ra các ý tưởng thì nghề truyền dạy là một dạng tiếp thị. Và việc truyền dạy cho các nhóm bằng lời nói chắc chắn bị vỡ gãy; các khách hàng thông tin e chừng chẳng chịu đựng điều đó lâu dài đâu. Chúng ta sẽ học hỏi ngày càng ít đi với kỹ thuật nói năng cổ điển này, bởi vì mọi người háo hức với các món đồ điều khiển từ xa và các trang mạng điện tử.
Nếu truyền dạy– truyền dạy bất kỳ điều gì– tôi nghĩ mình cần khởi sự bằng việc nhận ra rằng có một nhu cầu bán các ý tưởng một cách đầy cảm xúc. Vậy nên, mình cần dùng bất cứ công cụ nào tương hợp với bản thân.
Và rồi nếu việc truyền dạy diễn ra cho một nhóm từ ba người trở lên thì mình nên phát hiện ra cách thức sao đó để dấn tới theo hướng không tuyến tính. Hỏi – đáp không phù hợp với một nhóm thành viên đông đảo.
Nếu việc truyền dạy là đáng giá thì nó đáng truyền dạy thật hay. Khi học viên lên con số hàng trăm, hàng ngàn thì quả đáng đầu tư công sức lẫn thời gian để tìm kiếm phương thức chuyển tải sâu sắc thông điệp muốn chia sẻ.
Với các ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng mới là internet thì việc giáo dục hàng triệu người mỗi ngày trở nên hết sức nhanh chóng và miễn phí.
Không thể cứ khư khư ôm giữ cho riêng một mình ta thôi thông tin trực tuyến. Thiên hạ chẳng chịu ngồi im khi mình nhín tí chút điều gì đó giá trị mà lại giấu nhẹm trong hộp báu vật hấp dẫn khủng khiếp.
Cuối cùng, rốt lại nan đề này: cần tìm cách thể hiện kiểu truyền dạy sao cho càng nhiệt tình chia sẻ bao nhiêu thì càng góp phần phác họa hết sức rõ ràng giữa những gì là miễn phí và những gì thì không…