J. Soi (8): Ai gặp gỡ và nơi chốn nào ta đi…

Hic, nói cho nhanh để tránh hiểu nhầm mà bị gán là sến: bài này kỳ thực không hề đề cập tí ti chi về em, anh nhớ nhung hay mối quan hệ tình thương mến thương ối a giăng tơ gì cả đâu.

Nó dính dáng xứng đáng đặt tên vậy, trước tiên bởi theo một cuộc bầu chọn, người ta xếp Việt Nam thuộc nhóm các nước mà công dân hay bộc lộ các cảm xúc tiêu cực nhất (tức giận, stress, đau đớn thể xác, và buồn phiền); đứng đầu trong nhóm này (least emotional countries) là Singapore, tiếp theo sau gồm Georgia, Lithuania, Russia, Ukraine, Belarus và Kazakhstan. [Lưu ý, nghiên cứu này không xem xét lý do của trạng thái phong nhiêu hoặc nghèo nàn trong cách biểu đạt cảm xúc].

Cùng với việc tụt 11 bậc trong xếp hạng tham nhũng, (đứng dưới cả Philippines và Indonesia vốn tai tiếng ghê gớm về tham nhũng), Việt Nam chia sẻ những chuẩn tắc văn hóa tương đồng với các nước gần gũi về mặt địa lý trong việc tác động tới lối chấp nhận biểu đạt cảm xúc tiêu cực và tích cực.

Nghiên cứu đã nêu bật các chỉ báo thú vị về trạng thái an lạc từ khía cạnh cảm xúc mang tính tổng thể của công dân một nước. Rõ ràng là một đất nước hạnh phúc hay không tất liên quan sâu xa với các yếu tố như nghèo đói, chiến tranh, và các tác nhân gây căng thẳng tinh thần thuộc tầm quốc gia.

Giờ nhân tiện, để cân bằng, xin bàn luận loanh quanh về đối tượng và nơi chốn gặp gỡ vu vơ nhé.

Các trạng thái của cảm xúc (các tâm trạng, đam mê) thì tựa như những căn phòng trong một ngôi nhà vậy. Lo lắng, tràn trề, vui đùa, sợ hãi, kiệt sức, kết nối, tư lự, lao động đầy cảm hứng…; mỗi thứ có thể được viếng thăm tùy thuộc sự lựa chọn của chúng ta– nhờ  bước vào một căn phòng đích thị, song thường thì hay diễn ra trên bình diện biểu tượng…

Mình có một người bạn có thể trò chuyện thân mật, đẫm lệ khắp mặt bất kỳ lúc nào nhấc điện thoại tâm tình? Liệu có một chủ đề khi mang trình lên chef thì nó quá dễ dàng dẫn ngay tới sự bất hòa? Có nơi chốn hoặc một ký ức mà khi nhắc đến thì không bao giờ mang theo liền cùng nỗi niềm u uất, sầu đau?

Thảng hoặc, chúng ta tình cờ bắt gặp các cảm xúc. Thường xuyên hơn, chúng ta có vẻ không có sự lựa chọn, bởi vì có điều gì đó cần phải hoàn thành, hoặc tự nhiên một sự kiện đụng chạm chúng ta. Song hầu hết, chúng ta hay phát hiện các cảm xúc, tỵ nạn trong chúng, tựa như chúng ta bước vào phòng khách hoặc phòng làm việc riêng vậy.

Tại sao mình kiểm tra thư điện tử hai mươi phút một lần? Nó đâu nhất thiết đến thế; phải chăng bởi vì việc kiểm tra đặt chúng ta vào một trạng thái mà chúng ta muốn tìm kiếm. Điều gì đem lại sự khoái trá tột độ tại phòng bảo vệ? Dạy dỗ bác già cựu chiến binh dùng máy tính ư, hay đó là căn phòng mình chọn bắn điếu thuốc lào rồi lêu bêu giết thời gian nhàn rỗi ở cơ quan. Đó có thể là sự tầm phào khi mình bám vào trò chơi điện tử mỗi ngày, canh me nguồn dữ liệu (feeds) chuyển tới lúc nửa đêm, hoặc tranh thủ làm vài ván bài tiến lên trước giờ cơm trưa văn phòng. Đó không là điều gì đó mình buộc phải làm, đó là điều mình chọn để làm, bởi vì khi theo đến đó thì các cảm xúc của mình có một nơi chốn mình quen sử dụng, một nơi chốn mình cảm thấy thoải mái, thậm chí ngay cả khi nó khiến mình bất hạnh nữa.

Một căn phòng biểu tượng tôi có thể bước vào là nơi tôi thích trải nghiệm cảm giác tràn đầy phấn khích– một cảm nhận hiện diện trong từng khoảnh khắc và nhận thấy một đống thứ vừa được thực hiện. Bước xuống tiền sảnh là căn phòng chứa hàng lọat nỗi lo lắng về một điều gì đó tôi chẳng thay đổi nổi. Tôi có thể ghé thăm căn phòng đó nếu tôi lựa chọn, song tôi không… Và vâng, đó là sự lựa chọn.

YouTube không đơn giản là băng hình. Nó là một căn phòng. Dù mọi người chẳng hề dùng nó cùng cách thức, song đa phần sử dụng nó như nhau mỗi lần họ dùng nó… Và họ biết tại sao họ lại mò vào đó và thật khó khăn để chuyển sang một cửa ngõ khác…

Mỗi lần mình bước vào phòng đó, bạn cảm thấy buồn phiền và chúng ta cũng thế. Mỗi lần bước vào chốn đó, mình tiêu thời gian nhiều hơn mình tưởng nghĩ, và nó chiếm hầu hết thời gian còn lại trong ngày. Mỗi lần bước vào căn phòng đó là mình cắt ngắn vòng tròn quà tặng dự tính cống hiến cho ban đội gắn bó lâu nay.

Khi thói quen trở thành sự nghiện ngập tệ hại, đấy là thời điểm cần cật vấn, đặt vấn đề tại sao mình thức dậy từ một căn phòng năng sản và hạnh phúc, một nơi chốn mình từng dấn thân, và bước xuống tiền sảnh đặng ghé qua một căn phòng thú thiệt chả có gì hay ho cả.

Dõi theo mỗi ngày và lưu ý kỹ càng các cảm xúc, nơi chốn và đối tượng gặp gỡ là bước đầu nên tiến hành, song dĩ nhiên, cần nhiều việc hơn thế nữa. Cố gắng can đảm và kiên quyết đập vỡ những thói quen thâm căn cố đế, những thứ mà mọi người xung quanh mình cơ chừng vẫn còn đang tiếp tục phụ thuộc vào.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top