“Không khuyên nhủ”– nguyên tắc đôi khi cực kỳ phản tác dụng

Có lẽ, một trong những dặn dò thân thiết, thậm chí đã trở thành tâm niệm nằm lòng với hầu hết các bạn học Tâm lý ra là lời này: “không nên (được) khuyên nhủ” khi làm việc với thân chủ.

Wow, thực tế thì tình sầu khó nói với nó lắm người ơi, bởi nhiều vô kể các đối tượng cất tiếng ca thán hoặc lặng thầm tìm mọi cách chuyển hóa ước muốn thực hiện theo chỉ dạy mà sao mình toàn biểu lộ thái độ lẫn ứng xử trái ngược hẳn. Đúng vậy, rất nhiều đồng môn nhận thấy sự thật phũ phàng là sau những kiềm chế, tự canh phòng bao nhiêu thì họ chợt đưa ra lời khuyên nhủ rất bất chợt dễ dàng bấy nhiêu.

Trước hết, cần phân biệt lời khuyên với việc đưa ra thông tin tham khảo: đặc thù cung cấp các hành động chuyên biệt cho thân chủ, so với việc đưa ra tập hợp gồm kiến thức, những đề nghị thay thế hoặc các sự kiện mà thân chủ cảm thấy hữu ích cho việc chính bản thân họ ra quyết định. (Meier, Scott T., & David, Susan R., 2001, p.24).

Việc đưa ra lời khuyên nhủ, thúc giục thường gây cản trở cho tiến trình tự khám phá của thân chủ, chí ít bởi vì biết bao bạn bè và người thân trong gia đình đã cung cấp lời khuyên cho họ rồi; không những lời khuyên do đó, giống như tin tức đã cũ, (chưa nói một số người rất thích mong đợi để tự họ giải quyết vấn đề nảy sinh) mà sâu xa hơn, chuyện này còn dính dáng với việc vội vàng xử lý chướng ngại khi nó non xanh, chưa hội đủ điều kiện giải quyết,…

“Không khuyên nhủ” sẽ là nguyên tắc cực kỳ phản tác dụng nếu người dùng nó chỉ tiếp cận từ góc độ học thuộc, tuân thủ mà không đích thực nhận diện rõ ràng rồi dấn thân trải nghiệm sâu sắc chính những khó khăn, bất mãn và căng thẳng xảy đến ở từng tình huống, bối cảnh, vụ việc cụ thể.

Suy cho cùng, một khi đối tượng đang cảm thấy phải đương đầu với viễn cảnh bí rị, tắc tị, không biết nói năng, hồi đáp ra sao thì lựa chọn khuyên nhủ rất dễ xuất hiện. Đây là dấu chỉ người thực hành tham vấn chủ quan, bị bỏ rơi hoặc thất lạc hay mất dấu trước dòng suy tư, cảm nhận và biểu hiện hành vi của thân chủ.

Như thế, chất lượng tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ hết sức quan yếu; trong tác nghiệp, cần ưu tiên thiết lập quan hệ, đồng thời chú tâm ghi nhận thói quen thích đặt câu hỏi và tránh chủ quan giả định rằng mình thừa đoán được cách thân chủ phản ứng với các cảm xúc, suy tư và hành động của họ.

Nói cách khác, vấn đề không thuộc kỹ thuật làm việc, bởi chính huyễn tưởng mê mải tự gán mình trong vai trò “kỹ thuật viên, chuyên gia” hiểu tuốt và biết trước khiến nhà tham vấn rơi vào mê hồn trận suy diễn, đứt kết nối khi tiếp xúc.

Cùng với thời gian, những nguyên tắc chỉ mang vẻ thuần túy gắn bó bề mặt sẽ dần dần rơi rụng hết, trong đó nhất định có lời dặn dò thật dễ chấp nhận đầy quyến rũ rằng “không nên khuyên nhủ” gì cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top