Tâm linh tăng cường sức khỏe tâm trí

Chất lượng sống được đo lường chủ quan bởi tổng thể trạng thái thân – tâm an lạc (well-being); bao gồm, các lượng giá và bảng tự khai về sức khỏe thể lý, sức khỏe tâm trí, các năng lực thiết thực, điều kiện cảm xúc, hỗ trợ xã hội, và tâm linh (spirituality).

Khi công tác chăm sóc sức khỏe tiếp tục tiến bộ, việc cung cấp ngày càng hoàn hảo cũng như toàn diện hơn thì tầm quan trọng của tôn giáo (religion) và tâm linh càng được nhấn mạnh.

Thật tốt lành khi nghiên cứu mới đây chứng tỏ tâm linh chính là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng sống, và nó đem lại nhiều lợi lạc tích cực cho sức khỏe tâm trí so với các yếu tố khác.

Lâu nay, họat động thể lý vốn được xem là có ảnh hưởng đến trạng thái thân – tâm an lạc và chất lượng sống nói chung, còn vai trò của thực hành tôn giáo đối với chất lượng sống vẫn chưa rõ ràng.

Sử dụng một mô hình tương tự đảm bảo độ tin cậy nhằm lượng giá họat động thể lý ngõ hầu xác định các tác động của những yếu tố đa chiều kích lên trạng thái thân – tâm an lạc, tính cả thực hành tôn giáo nữa. Theo đó, 215 đối tượng tham gia thực nghiệm đã trả lời các bảng hỏi viết tay rồi mang một thiết bị để đo lường họat động thể lý. Họ đã hoàn thành các lượng giá tổng quát về chất lượng sống, tình trạng tâm trí và thể lý, hỗ trợ xã hội, sự tự tin trong việc háo hức tham gia họat động thể lý; các đối tượng cũng hoàn thành các nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân, hoạt động thể lý, tâm linh và mang tính chất tôn giáo.

Họat động thể lý, hỗ trợ xã hội, và tâm linh là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên trạng thái thân – tâm an lạc cũng như sự tự tin vào các năng lực của bản thân. Và, các cá nhân càng tâm linh thì bộc lộ một trạng thái sức khỏe nói chung tích cực hơn hẳn so với những ai tham gia song không hề thực hành tôn giáo. Có một mối liên kết sâu sắc rõ rệt giữa tâm linh và sức khỏe tâm trí, so với sức khỏe thể lý. Các tác giả kết luận rằng tác động của tâm linh đối với chất lượng sống đa phần thể hiện qua trung gian sức khỏe tâm trí, còn ảnh hưởng của họat động thể lý lên chất lượng sống thì chủ yếu thấy ở sức khỏe thể lý.

Nhiều nghiên cứu (đây, đây chẳng hạn) cho thấy các lợi lạc của tâm linh lên các thành tựu sức khỏe đặc thù, song chỉ một số ít báo cáo về ảnh hưởng của nó đối với chất lượng sống nói chung. Đích thị, các cá nhân có đạo trải nghiệm thấp hơn sự hành hạ của bệnh tật cũng như nỗi đau đớn chết chóc so với những ai không hề thực hành tôn giáo, và tôn giáo đem lại tác dụng bảo vệ chống kháng nhiều rối loạn tâm trí và thể lý khác nhau.

Trong khi các cơ chế của những sự liên kết này chưa thực sự nắm bắt đầy đủ, nhiều bằng chứng cho thấy tâm linh và một sự kết nối có ý thức với một đấng tối cao siêu việt (bất kể là ai và dưới dạng thức ra sao) đều đem lại cho các cá nhân cảm nhận kiểm soát cuộc đời của họ.

Tâm linh và thực hành tôn giáo tạo nên mối liên kết đối với một thế giới rộng lớn hơn so với cái tôi của mỗi người và cung cấp một viễn tượng làm giảm thiểu hóa những vật lộn hàng ngày, đồng thời đem lại những lợi lạc lâu bền tối đa nhất.

Không có một yếu tố đơn lẻ nào đảm bảo trạng thái thân – tâm an lạc hoặc sức khỏe tâm trí tích cực, song một niềm tin sắt son vào một quyền lực cao vời siêu việt dường như là điểm khởi phát.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top