Sắp hết một năm rồi, thật khó tin rằng đó là sự thực và nó để lại ít nhiều hụt hẫng– ngay cả đây là một quãng thời gian dài quá chừng đau đớn, mệt mỏi dây dưa và nặng nhọc âm ỉ của những giấc ngủ vùi quên lãng quen thuộc.
Cho dẫu thế đi nữa thì mùa đang dấn thêm vài bước từ tạ. Trên cái nhìn chia ly rồi đón chờ lẫn lộn đó, những lần đặt chân của chúng ta chắc chắn ấn xuống đất một dấu hiệu, mong đợi.
Tất cả mọi người băng qua theo cùng chiều kích tiến lên phía trước, dù cho mỗi một cá thể truy đuổi mục tiêu khác biệt hẳn nhau. Thậm chí, nếu chúng ta không nắm lấy được con đường đã xác nhận, chúng ta từng thả bỏ đằng sau một ấn tượng. Song với mỗi một, hết thảy chúng ta rồi ra sẽ đều mờ dần, biến mất, bởi thời gian nơi này chỉ là đôi ba thoáng mong manh, khoảnh khắc khẽ chạm mà thôi.
Hồi nãy, tôi đọc thấy một nghiên cứu nói rằng khi già đi người ta càng cảm thấy tốt lành hơn. Bản thân bằng trải nghiệm, dễ chịu vô cùng khi liên kết với gợi ý trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đừng cho xem TV; giữa lưng chừng ấy, lứa vị thành niên thì chúng ta phải chịu đựng ghê gớm với áp lực cần nói năng, phát ngôn thích hợp.
Cùng với thời gian, dối trá dễ có cơ trở nên hoàn hảo, điệu nghệ. Và cảm giác về sự ghê tởm liệu có giúp chúng mình nâng cao tinh xảo và dứt khoát hơn với thực trạng ô uế, nhơ bẩn hiện nay– tất nhiên, không chỉ bàn tới mỗi chuyện đồ ăn thức uống?
Và, khi ngắm nhìn một đôi môi đỏ hay một khuôn mặt đẹp, đôi chút lo lắng khởi lên rằng những gì biểu tượng í sẽ chẳng hề thổ lộ với chúng ta?
Lần nữa, cuộc đời tiếp tục mỉm cười. Giải pháp xử lý thông thường mang độ chính xác nhất để phát hiện ra một khuôn mặt đẹp đích thị như thế nào là nên có một cuộc trò chuyện thực tế với người í.
Nhờ trời, chúng ta vẫn còn giọng nói và răng cỏ.
Nhân tiện, tôi nhớ lại một kỷ niệm. Hồi má tôi còn sống, vào đêm hè hiếm hoi mát mẻ, Người gọi tới ngồi bên rồi chầm chậm thủ thỉ với tôi bằng chất giọng Huế nhè nhẹ rằng: mi là đồ vô tài bất tướng…