Bất luận mọi giá người ta phải tìm cách bảo bọc bản thân

Câu chuyện bé Phương Anh chết thảm giờ lại được thông tin tiếp.

Cứ theo tình ý của tác giả bài viết mà suy, có vẻ lãnh đạo Phòng Giáo dục quận đã bao che đồng nghiệp, đưa ra hình thức kỷ luật nhẹ hều những người góp phần gây nên câu chuyện tang thương.

Thực tế đời sống, đó đây vẫn tồn tại kiểu lối tương tự vậy: đúng là lỗi lầm được gây ra song không phải tại tôi– người ta cố giải thích và ứng xử nhằm biện hộ cho những hành động sai trái và tệ hại, làm chệch hướng trách nhiệm, và hạn chế bất kỳ bằng chứng nào khẳng định họ đã sai.

Ý tưởng cơ bản về những vụ việc mơ hồ như thế này nằm ở chỗ chúng ta không ngừng nỗ lực giải quyết tình trạng bất hòa về mặt nhận thức (cognitive dissonance): sự hiện diện của hai ý tưởng hoặc khái niệm xung đột nhau trong tâm trí mình. Tính khẩn cấp trong nhu cầu giải quyết tình trạng này càng tăng lên gấp gáp khi vùng chứa một trong các niềm tin căn cốt của chúng ta bị đe dọa.

Chẳng hạn, hầu hết mọi người lưu giữ niềm tin như sau về bản thân mình: “Tôi là một người lành mạnh, đứng đắn và có năng lực.” (Với một số đối tượng, có thể là những phát ngôn gây sốc hết sức ấn tượng, khó ngờ.)

Song, hãy thử xem xét ai đó có một hình ảnh bản thân tốt đẹp đang làm chuyện kém tệ, tin tưởng vào điều ngớ ngẩn hoặc định hình mình với điều gì (hoặc ai đó) ác tâm hoặc khờ dại.

Bất thình lình tâm trí khởi lên câu hỏi: “Mình là người tốt… song mình vừa mới bị lừa trong vụ khảo sát này” hoặc “Mình là kẻ thông minh sáng dạ… nhưng mình vừa mới tiêu tốn $100 không đáng cho một vỉ thuốc kiêng ăn dở hơi đã khiến mình tăng cân trở lại”, hay “Mình làm việc chăm chỉ bao năm nay để trau chuốt cho cái giả thuyết khoa học sáng giá… thế mà bây giờ có cả đống bằng chứng lật đổ nó”, hoặc “Tôi hết sức ngưỡng mộ và vô cùng yêu thích siêu sao bóng đá ấy… sao tự dưng bây giờ mọi người lại bảo anh ấy quen hành hạ, đánh đập vợ?”

Tự hỏi cách bộ não chúng ta xử lý mớ rối rắm, trái ngược?

Nhiều lần, ngay cả khi chúng ta tuyệt không hề ý thức, bộ não chúng ta quen giảm thiểu thấp nhất mối đe dọa. Chúng ta đi tới biện bạch cho việc mình lừa đảo hoặc gian dối, chúng ta nước đôi hai mặt và lòng vòng giữ lại một ý tưởng cũ rích, chúng ta hợp lý hóa tại sao mình tiêu tiền hoặc kẻ lừa bịp mình là tên thông minh siêu phàm, và chúng ta che giấu kẻ bạo lực, hiếp dâm và giết người bất chấp cả việc tội ác của họ đã quá rõ ràng.

Trí nhớ vốn được mặc định sẵn của chúng ta có thể còn nhào xuống nắm bắt và lưu trữ mỗi ngày giúp chúng ta tô son đánh phấn bóng bẩy thêm cho những chi tiết chiết ra từ bức tranh lộng lẫy chúng ta có về bản thân, trong khi lại nhấn mạnh các chi tiết, thậm chí sáng tác thêm, ngõ hầu ủng hộ bản thân.

Thế nếu người mặc cảm, nghĩ về bản thân hết sức tồi tệ thì sao?

Rõ ràng chuyện cũng xảy đến tương tự, có điều lần này họ bảo bọc một hình ảnh bản thân (self-image) tiêu cực. Nếu cho là bản thân hết sức kém cỏi về trí năng, mình có thể đánh giá bài làm trắc nghiệm điểm cao là sự trúng mánh dật dờ, hoặc xua đuổi ai đó đang ve vãn, tán tỉnh mình bằng cách hiểu nhầm họ hoặc tự nghĩ rằng, “giờ thì họ thích mình, song rồi đợi đấy sẽ đến lúc họ nhận ra mình đích thị như thế nào cho mà xem.” Đúng là quá chừng kỳ thú cách thức bộ não chịu khó thao tác nhằm bảo vệ, che chắn cho các niềm tin căn cốt– ngay cả khi chúng ngấm thuốc độc.

Càng đầu tư vào điều gì đó, bất luận tốt hay xấu, thì chúng ta càng muốn bảo bọc, bao che nó và duy trì, phòng thủ các căn tính, bản dạng của chúng ta và những gì chúng ta cho là cảm nhận quan trọng bậc nhất về cái tôi của chính mình.

Nhân tiện, riêng về trải nghiệm sự mất mát, tang thương thì ngày nay chúng ta có nhiều ví dụ và hiện đang sống trong một giai đoạn kèm ý tưởng rằng việc chúng ta tuân thủ theo hết “các giai đoạn” đặc thù của sự tang tóc là không còn chấp nhận được nữa về mặt khoa học.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top