Cùng ngó trông nhau để càng thấy mình thích thú…

Ngay khi chúng ta nhận ra ai đấy chia sẻ giông giống mình về mặt tộc người, y như rằng chúng ta cũng đang diễn giải tốt hơn các biểu đạt trên khuôn mặt của đối tượng có cùng bản dạng dân tộc, quốc gia, nhóm vùng, địa phương tựa chúng ta vậy.

Chúng ta định hình nhiều hơn với những ai cùng nhóm hội– nó dẫn dắt chúng ta càng bị đưa đẩy mãnh liệt ngõ hầu tưởng tượng nhiều điều lắm chuyện từ viễn tượng phía bên ấy, do đó, trợ giúp chính mình có được năng lực để diễn giải sát đúng hơn các nỗi niềm cảm xúc của họ.

Nhằm kiểm tra ý tưởng này, nhóm tác giả của nghiên cứu đã cho 88 người tham gia xem các băng hình về các con mèo bộc lộ hoặc sự xung hấn, sợ hãi, ghê tởm hay thích thú. Bất luận trải nghiệm từng có ra sao về các con mèo, những người tham gia nói rằng họ định hình sát sườn nhất với các con mèo nào được ghi nhận là các con mèo đang biểu lộ sự sợ hãi, ghê tởm hoặc thích thú.

Qua thực nghiệm thứ hai, 60 người tham gia được đề nghị diễn giải về những biểu đạt khuôn mặt của những đàn ông tạm mang nhãn ngẫu nhiên là cầu thủ bóng chày hoặc không. Với chừng một nửa đối tượng tham gia, các nhãn bị thay đổi đột ngột, để chắc chắn yếu tố chính là phương thức nhìn khuôn mặt bị gán nhãn chứ không phải ở cách đối tượng nhìn. Đáng chú ý, những người tham gia vốn chơi bóng chày rồi thì nhận ra biểu đạt cảm xúc của cánh đàn ông được gán nhãn là cầu thủ bóng chày tốt hơn hẳn. Đơn giản là, một ai khác từng chơi bóng chày thì năng lực diễn giải các cảm xúc được tăng cường thêm lên.

Phát hiện của nghiên cứu khẳng định, động cơ đóng một phần lớn lao trong năng lực của chúng ta để hiểu biết các cảm xúc ở người khác, với những ứng dụng thực tế: “… Việc nhầm nhọt đôi khi xảy ra giữa các nhóm sắc tộc, quốc gia có thể được lý giải đa phần bởi sự thiếu vắng động cơ mà các thành viên thuộc một nhóm này thể hiện khi cố gắng giải mã các thành viên của nhóm khác”.

Cái sự thiếu vắng động cơ ấy cơ chừng rất hay bắt gặp khi mình cho ai đó là xa lạ, người dưng, chẳng bà con, thân thiết chi.

Tôi đồ rằng, cái động cơ thôi thúc ấy còn quá dễ dàng tìm thấy khi tham gia các mạng xã hội, nhất là facebook; chẳng phải ngày ngày bạn thường hào phóng nhẹ nhàng xuống tay nhấn nút Like thoải mái và liên tục đó sao (!).

Wow, tâm trí con người thật ngộ…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top