Hai cách tiếp cận về Trị liệu Trò chơi

Thường, có hai cách tiếp cận chính yếu về Trị liệu Trò chơi (Play Therapy) mà hầu hết các định hướng có thể được sắp xếp, phân loại vào thành.

Đấy là các cách hoặc trực tiếp mà nhà trị liệu giả định chịu trách nhiệm của việc hướng dẫn và diễn giải các tương tác khi chơi, hoặc các cách gián tiếp mà nhà trị liệu thường có xu hướng thả bỏ trách nhiệm và định hướng của tiến trình trị liệu cho đứa trẻ.

Điểm khác biệt cơ bản giữa các cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp nằm ở vai trò của nhà trị liệu cầm nắm trên tiến trình.

Dưới đây sẽ giới thiệu khái quát ba lối cơ bản dùng cho trị liệu trò chơi được xem là các cách tiếp cận hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trị liệu Trò chơi theo lối Phân tâm

Trị liệu Trò chơi theo lối Phân tâm là dạng tiếp cận trực tiếp, do chơi được dùng để thiết lập sự tiếp xúc với bệnh nhân, như một phương tiện của sự quan sát, và thi thoảng, như điều gì đó làm tăng thêm việc truyền thông mang tính diễn giải.

Trị liệu Phân tâm nguyên gốc do Sigmund Freud sáng lập và phát triển từ 1909, và nó lưu giữ quan điểm rằng “chơi” (play) là phương tiện giúp cả nhà trị liệu và đứa trẻ cùng làm việc nhằm hướng tới giải quyết xung đột và đạt được mục tiêu trị liệu thường biết.

Các tác gia như Anna Freud, Margaret Lowenfeld  và Melanie Klein còn định vị tiền đề lý thuyết cho việc sử dụng trò chơi như một công cụ trị liệu, và đặt để rằng việc chơi tự nhiên của đứa trẻ có thể được sử dụng như một sự thay thế cho việc liên tưởng tự do vốn sử dụng đặc thù cho phân tâm đối tượng người trưởng thành.

Trị liệu Trò chơi theo lối Phân tâm vượt lên trên nỗi đau hoặc khó khăn tức thời đứa trẻ trải nghiệm thông qua mục tiêu làm rõ ràng cách thức đủ để phát triển tâm lý hết sức lành mạnh, mà điều đó có thể hồi phục lại nhờ sang chấn ngoại giới hoặc xung đột nội tâm được cho tạm ngừng.

Người ta cân nhắc tính hiệu quả trong việc trợ giúp đứa trẻ với những giới hạn có ý nghĩa thực tế tiến dần đến trợ giúp chúng phát triển các cách thức an toàn, thích nghi, bồi hoàn và tự chấp nhận bản thân hơn.

Trị liệu Phân tâm đòi hỏi nhà trị liệu giữ vai trò người cùng tham gia và nhà quan sát. Nhà trị liệu cho phép đứa trẻ chơi và có nhiều lúc có thể tham gia chơi cùng trẻ, song khi cần thiết họ cũng sẽ nhắm tới việc chuyển chuyện chơi dựa vào tương tác thành lời nhiều hơn với trẻ.

Nhà trị liệu Trò chơi theo lối Phân tâm chịu trách nhiệm thành tựu một sự hiểu biết rồi truyền thông ý nghĩa của việc trẻ chơi nhằm làm tăng lên nhận thức của trẻ đối với bất kỳ xung đột thích hợp tồn tại trong lòng đứa trẻ. Một sự thấu hiểu như thế được tin là giải pháp thích nghi với đứa trẻ như một đáp ứng tự nhiên trước việc nhà trị liệu truyền thông ý nghĩa đã đặt để với nó.

Nhà trị liệu sẽ thường định hướng cuộc trao đổi về các vấn đề cơ bản thông qua việc hỏi đứa trẻ không ngừng các câu hỏi mở. Điều này cho phép đứa trẻ nói về mặt biểu tượng hơn là theo nghĩa đen. Điều quan trọng là đứa trẻ có thể không sẵn sàng diễn đạt chính xác các suy tư này thành lời, hoặc việc ở tuổi chúng chưa đủ lượng từ vựng có thể gây nên sự khó khăn, hạn chế cho việc bộc lộ chính xác thành lời nhiều vấn đề và khó khăn đang phải đương đầu.

Trị liệu Trò chơi theo kiểu của Jung

Một cách trị liệu Trò chơi khác được Carl Jung phát triển năm 1912; theo đó, nhà trị liệu giữ vai trò chủ động của người làm dễ dàng, thuận tiện hơn cho đứa trẻ chơi chứ không phải dẫn dắt, bày vẽ nó.

Jung tin rằng tâm trí của đứa trẻ có thể biết cần thiết đến đâu, và do đó, công việc của nhà trị liệu là cho phép nó ở đó hơn là điều hướng nó. Trị liệu Trò chơi theo kiểu Jung phụ thuộc phần lớn vào việc nhà trị liệu tạo dựng nên sự tin tưởng với đứa trẻ và thảo luận hết sức nhạy cảm với đứa trẻ về việc chơi của chúng.

Điều này khiến có thể nghĩ rằng Trị liệu Trò chơi theo kiểu Jung nghiêng theo hướng không định hướng hơn.

Trị liệu Trò chơi theo lối Thân chủ- trọng tâm

Virginia Axline (1969, 1971) đã triển khai một lối trị liệu trò chơi cho trẻ dựa trên các nguyên tắc cơ bản thuộc cách tiếp cận con người- trọng tâm.

Cách tiếp cận của bà được biết đến như trị liệu trò chơi không định hướng. Cách tiếp cận con người- trọng tâm do Carl Rogers khởi nguồn, đặt để sự quan tâm chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ dựa trên sự chân thành, chấp nhận và tin tưởng.

Axline sáng chế một lý thuyết Trò chơi rõ ràng và nền tảng dựa trên cùng các ý tưởng vừa nêu, và định dạng thành 8 nguyên tắc trị liệu trò chơi cơ bản từ lối tiếp cận này:

  1. Nhà trị liệu phải phát triển một quan hệ nồng ấm và thân thiện với đứa trẻ nhằm tạo nên sự hòa hợp tốt đẹp.
  2. Nhà trị liệu chấp nhận đứa trẻ như nó là.
  3. Nhà trị liệu thiết lập một mối quan hệ để đứa trẻ thoải mái biểu đạt hoàn toàn các cảm xúc của chúng.
  4. Nhà trị liệu tỉnh thức nhận ra các cảm xúc đứa trẻ đang trải nghiệm và phản ánh lại với đứa trẻ theo cách thức cho phép nó đạt được sự thấu hiểu về hành vi của bản thân.
  5. Nhà trị liệu duy trì một sự tôn trọng sâu xa năng lực của đứa trẻ trong việc giải quyết các vấn đề của riêng chúng. Đứa trẻ chịu trách nhiệm cho chuyện lựa chọn và tiến hành sự thay đổi.
  6. Đứa trẻ dẫn dắt cách thức chơi. Nhà trị liệu không định hướng hành động hoặc cuộc trao đổi của đứa trẻ dưới bất kỳ dạng thức nào.
  7. Nhà trị liệu không buộc phải vội vã với diễn biến của trị liệu. Nhà trị liệu nhận ra rằng trị liệu trò chơi là một tiến trình tuần tự.
  8. Nhà trị liệu chỉ thiết lập các giới hạn khi cần thiết nhằm giúp trẻ nhận ra các trách nhiệm của bản thân chúng.

Mục tiêu chủ chốt của Trị liệu Trò chơi theo lối không định hướng thân chủ- trọng tâm là khuyến khích sự thay đổi và triển nở do đứa trẻ tự mình thực hiện. Tiến trình này xảy đến thông qua việc khám phá các cảm xúc của đứa trẻ nhờ trò chơi, ngõ hầu làm tăng thêm cảm nhận về giá trị bản thân của đứa trẻ.

Tự định hướng sự trưởng thành, triển nở được làm thuận lợi, dễ dàng nhờ nhà trị liệu chỉ cho đứa trẻ thấy chúng được hiểu trong khi chuyển tải tới đứa trẻ về tiềm năng của sự tự triển nở. Guerney (1983) lưu ý rằng, trị liệu thân chủ – trọng tâm vun bồi trạng thái chín chắn của đứa trẻ nhờ cho chúng cơ hội để tự khám phá bản thân. Bên trong  bầu không khí cởi mở và chấp nhận của phòng chơi, người ta tin rằng đứa trẻ sẽ dần nhận ra quyền năng của nó cho việc tự định hướng sự trưởng thành của bản thân.

Mục tiêu của nhà trị liệu do đó, là thiết lập một môi trường an toàn cho việc chơi, đứa trẻ có thể tự do biểu đạt các cảm xúc, dễ dàng cho việc ra quyết định, có được một cảm nhận về sự kiểm soát, và nói lên thành lời trải nghiệm của chúng (Landreth, 1993).

Cách tiếp cận này khẳng định, vai trò của nhà trị liệu là tạo tác nên điều kiện đúng đắn nhằm nâng cao các thành tựu trị liệu xứng đáng.

Có 3 điều kiện được xem là yếu tính căn cốt để nhà trị liệu cạnh tranh nhằm gây chất xúc tác đạt được các thành tựu đáng giá với đứa trẻ qua cách tiếp cận này:

1. Chân thành và tính xác thực: một năng lực để thực tế và là chính mình nhằm phân biệt với việc giữ một vai trò hoặc tư thế mang tính phòng vệ.

2. Sự nồng nhiệt không sở hữu: một thái độ chăm sóc và dấn thân do mối quan tâm thắm tình bằng hữu mà không trở thành sự thể hiện quá mức về mặt cảm xúc hoặc đưa ra sự trợ giúp khởi từ các lý do phục vụ cho chính bản thân mình mà thôi.

3. Thấu cảm đích đáng: năng lực cảm nhận và bộc lộ sự kết khớp các cảm xúc này theo một cách thức trợ giúp đứa trẻ cảm nhận là nó được thấu hiểu, nhờ đó cũng giúp trẻ đạt được sự thấu hiểu về các cảm xúc của chính mình.

Như thế, nhà trị liệu phải chấp nhận đứa trẻ hoàn toàn vô điều kiện mà chẳng chút xíu đánh giá, định kiến hoặc rập khuôn theo mẫu nào cả– khởi từ hành vi hoặc lịch sử trị liệu cùng trẻ.

Trong Trị liệu Trò chơi không định hướng thân chủ- trọng tâm, trách nhiệm và định hướng nằm trong tay trẻ, không giống như Trị liệu Hướng dẫn nhà trị liệu được giả định là chịu trách nhiệm dẫn dắt và diễn giải chiều hướng cũng như cuộc trao đổi.

Đặc trưng của các phiên trị liệu theo cách tiếp cận này là bầu không khí nồng nhiệt, mang tính nâng đỡ, hết sức thân thiện và chấp nhận mà nhờ thế có thể xây dựng sự hòa hợp. Nhà trị liệu có mục tiêu tạo lập trong mắt trẻ rằng phòng chơi là một nơi chốn đặc biệt riêng tư cho trẻ, nơi chúng có thể chơi đùa với bất kỳ cách thức nào nó thích.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top